Sốc Với Giá Bưởi Da Xanh

Trong khi hàng loạt trái cây như thanh long, chôm chôm, mít, nhãn, vải, xoài… rớt giá, thì nông dân trồng bưởi da xanh lại đang “hốt bạc” vì giá bán tại vườn lên tới 50.000 - 60.000 đ/kg!
Chúng tôi tìm đến trang trại trồng bưởi da xanh rộng 14 ha của chị Nguyễn Thanh Thủy, ở ấp Suối Tre, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Khu nhà xưởng của chị mới xây khang trang, nằm giữa vườn bưởi gần 20 năm tuổi trĩu quả.
Đang vào thời kỳ thu hoạch nên rất nhiều người tập trung cắt bưởi, cho vào thùng nhựa đưa lên những chiếc xe rùa (xe cút kít) chuyển vào kho.
Trong xưởng, các nữ công nhân đang thoăn thoắt dán logo thương hiệu “Bưởi da xanh Thanh Thủy” cho vào túi lưới, đóng thùng, đóng kiện chuẩn bị xuất cho hệ thống siêu thị Metro ở TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội…
Chị Thủy cho biết, giá bưởi da xanh đang nóng lên từng ngày, nếu như tháng 4/2014 bán cho Metro là 50.000 đ/kg (bưởi từ 1,3 kg/trái trở lên) thì sang trung tuần tháng 5 và đầu tháng 6 đã lên 60.000 đ/kg. Ngoài thị trường, giá bưởi da xanh bán cho người tiêu dùng lên tới 80.000 – 90.000 đ/kg.
Theo chị Thủy, nguyên nhân giá tăng mạnh là do nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu tiêu dùng rất lớn, trong khi đó thị trường XK bưởi da xanh cũng ngày càng gia tăng. Ngoài ra, do thời gian này là trái mùa, sản lượng bưởi da xanh rất thấp, chỉ những nhà vườn biết áp dụng kỹ thuật, tạo được mùa nghịch thì mới có trái bưởi thu hoạch bán vào thời điểm sốt giá này.
Việc hợp tác giữa các đơn vị thu mua, DN tổ chức sản xuất cung ứng và nông dân tại nhiều nơi đang giúp cho cây bưởi da xanh ngày càng có hiệu quả kinh tế cao.
Để tiếp tục năng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, trang trại của chị Thủy đang chuyển sang sản xuất theo quy trình VietGap và GlobalGap.
Đặc biệt trong quá trồng bưởi chị đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất phân vi sinh (làm từ phân gà) dành riêng bón cho cây bưởi da xanh; áp dụng kỹ thuật nải lá, điều khiển bưởi ra trái vụ, tăng năng suất đáng kể trong cùng một đơn vị đất nông nghiệp.
Năng suất bưởi da xanh của trang trại chị Thủy hiện đạt từ 25 - 30 tấn/ha/năm, có thời điểm đạt 40- 45 tấn bưởi/ha/năm. Hiện trung bình mỗi năm chị Thủy cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn bưởi thương phẩm và hàng vạn cây giống chất lượng cao.
Tương tự, anh Huỳnh Văn Thanh Phước, ngụ ấp 3, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, bưởi da xanh đang có giá bán rất tốt, giúp nhiều hộ có được thu nhập cao.
Chỉ riêng Chi Hội Nông dân ấp 3 do anh Phước làm Chi hội trưởng đã có 20 ha bưởi da xanh, trong đó có 10 ha đang cho trái bán. Theo anh Phước thì nhà anh có 1 ha bưởi da xanh, năng suất dự kiến đạt 30 tấn, giá bán khoảng 50.000 đ/kg, anh thu được bạc tỷ.
Theo tìm hiểu của PV, khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ bưởi da xanh tăng rất mạnh, đã có nhiều công ty trong nước cũng như nước ngoài về đầu tư như: Cty Hương bưởi Miền Tây, Cty Sài Gòn Metro…
Các đơn vị này phối hợp với các DN cử kỹ sư về tận vườn để hướng dẫn cho nông dân từ quy trình trồng, chăm sóc, bón phân, cách thu hái, tới cách thu mua đóng gói, bao bì, nhãn mác và kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn XK.
Related news

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.