Giá Dừa Khô Tiền Giang Liên Tục Tăng Mạnh, Khan Hàng

Nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi vì những ngày gần đây giá dừa khô liên tục tăng mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa.
Theo các nhà vườn ở các huyện Gò Công Tây, Chợ Gạo và Tân Phú Đông, hiện thương lái thu mua dừa với giá từ 100.000 đến 110.000 đồng/chục (một chục bằng 14 trái, có nơi 12 trái), tăng 20.000 đồng/chục so với trước.
Bà Trần Thị Thu Hồng, nhà vườn trồng dừa ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, cho biết tuy giá dừa tăng cao nhưng nhà vườn không có dừa để bán. Nguyên nhân, dừa đang ở thời kỳ “treo” và năng suất các vườn dừa đều giảm bởi nông dân không chăm sóc dừa ở thời điểm giá dừa rớt.
Mặt khác, trong thời gian dừa khô giảm giá mạnh, nông dân chuyển sang bán dừa tươi uống nước dẫn đến không có dừa khô trong thời điểm hiện tại. Do dừa khô đang hút hàng, sản lượng cung cấp cho thị trường hạn chế, nên mỗi ngày các thương lái trong và ngoài tỉnh đều đến các vườn dừa "lùng sục" tìm mua dừa, dẫn đến giá dừa tăng cao theo từng ngày.
Tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang, nơi có diện tích trồng dừa tập trung lớn nhất tỉnh, đang bước vào mùa khô hạn, khả năng đậu trái của dừa trong giai đoạn này giảm đáng kể, nên tình trạng khan hiếm dừa khô cung cấp cho thị trường sẽ còn kéo dài ít nhất khoảng 3-4 tháng nữa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 14.500ha trồng dừa, sản lượng dừa cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 95.000 tấn. Hiện nhiều nhà vườn ở Tiền Giang đang áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Related news

Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.

Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".