Sóc Trăng Không Lơ Là Với Cúm Gia Cầm
Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện bảy hộ tại năm xã thuộc bốn huyện trên địa bàn tỉnh có gia cầm mắc bệnh cúm. Trong đó, tổng đàn gia cầm là 5.450 con, số con mắc bệnh là 2.738 con, số con chết và tiêu hủy là 5.450 con.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, đặc biệt là sự xuất hiện các biến chủng mới cho thấy cúm gia cầm luôn là dịch bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn sự tái phát thành dịch mà người chăn luôn phải luôn cảnh giác. Hiện tại thời tiết đang chuyển dần sang mùa lạnh, giá gia cầm trên thị trường khá ổn định đã kích thích bà con mở rộng chăn nuôi, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng để tận dụng thức ăn tự nhiên và lúa rơi vãi trên đồng.
Mô hình chăn nuôi từ nay đến cuối năm đang có xu hướng tăng nên nhu cầu con giống tăng theo, dẫn đến tình trạng con giống không rõ nguồn gốc xuất hiện nhiều trên thị trường. Đây là những nguyên nhân dễ dẫn đến cúm gia cầm bùng phát. Gần đây nhất tháng 7/2014 tại huyện Trần Đề đã xảy ra 02 ổ dịch.
Cúm gia cầm là bệnh nguy hiểm nhất vì gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và đặc biệt là lây lan sang người. Do đó nhiều bà con đang tập trung bảo vệ đàn vật nuôi. Gia đình anh Hồ Kim Dũng ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề chuyên nuôi gà thịt với 4-5 lứa/ năm. Do quy mô khá lớn và nguồn vốn đầu tư khá nhiều vào nghề chăn nuôi nên anh Dũng luôn làm tốt công tác phòng dịch.
Sóc Trăng là tỉnh có phong trào nuôi vịt chạy đồng phát triển, khi mở đồng nhiều đàn vit sẽ di chuyển qua lại giữa các địa phương, từ đây nguy cơ xuất hiện dịch cúm sẽ tăng lên.
Do đó việc quản lý vịt chạy đồng bằng sổ, giấy chứng nhận tiêm phòng vacin ngừa bệnh cúm là công việc ngành thú y và chính quyền địa phương rất quan tâm. Những năm gần đây, ý thức phòng dịch cúm gia cầm của bà con nuôi vịt chạy đồng đã được cải thiện. Bởi làm tốt công tác tiêm phòng cúm gia cầm sẽ giúp bà con tránh những thiệt hại về kinh tế và sẽ thuận lợi hơn khi di chuyển đồng.
Cúm gia cầm do virus gây ra, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, vịt xiêm, ngỗng, gà lôi, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.
Dịch cúm gia cầm thường tái phát, một trong những nguyên nhân là do các địa phương nuôi gia cầm thả lan, nhỏ lẻ còn nhiều. Do đó không có cách nào khác là người chăn nuôi phải thực hiện tốt việc phòng bệnh.
Trước áp lực dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển từ nuôi nhỏ lẻ sang tập trung có đầu tư, quản lý dịch bệnh. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học đang có xu hướng gia tăng ở các gia đình. Đây là hình thức chăn nuôi có sự đầu tư thức ăn công nghiệp kết hợp với tận dụng thức ăn tự nhiên. Cách nuôi này có nhiều ưu thế như thời gian nuôi ngắn hơn so với gà nuôi thả rong theo tập quán cũ.
Phòng bệnh tốt là yếu tốt quan trọng quyết định hiệu quả trong chăn nuôi nói chung. Vì vậy bà con cần đảm bảo tốt các yếu tố kỹ thuật nuôi và tiêm phòng vaccine định kỳ đầy đủ theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang được khuyến khích vì đây là mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật. Trong đó cần chú trọng việc chọn mua con giống khỏe mạnh, biết rõ nguồn gốc và thường xuyên áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ, chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong quá trình nuôi.
Related news
Đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vụ chiêm xuân năm nay huyện tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình khuyến nông nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.
Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.
Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.