Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao

Quýt đường Hậu Giang.
Cụ thể, giá quýt đường bán trên thị trường lên đến 50.000 đồng/kg, dưa hấu từ 8.000-10.000 đồng/kg; giá bán tại rẫy khoảng 6.000 đồng/kg, với giá này hai loại trái cây này tăng gần nhiều lần so với chính vụ.
Nhiều nhà vườn cho biết với mức giá này người trồng quýt đường cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha, còn đối người trồng dưa hấu sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, hiện nhà vườn không còn nhiều quả chín đế bán, do diện tích quýt đường trái vụ; còn diện tích dưa hấu giảm nhiều, vì những vụ trước sản xuất không lãi, nhà vườn chuyển sang trồng cây, con khác.
Khác hẳn với trước đây, tuy giá cả một số loại trái cây đang tăng cao từng ngày nhưng nhà vườn Hậu Giang không mấy quan tâm. Bởi theo họ, giá cả tăng - giảm là theo quy luật chung của thị trường, “khan hàng trúng giá, trúng mùa thất giá,” trong khi đó nhà vườn sản xuất luôn ở thế bị động, ít người đoán được thị trường, thu hoạch đúng vào thời điểm giá cao.
Một vấn đề mà nhà vườn tỉnh này dè dặt hơn là gần đây thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở địa phương không ổn định, giá cả tăng giảm bất thường, người sản xuất thua lỗ nhiều hơn có lãi. Trong khi đó, vai trò chính quyền chưa có quy hoạch cụ thể, đầu ra không được liên kết, bao tiêu với doanh nghiệp, phần lớn nhà vườn sản xuất chạy theo phong trào, giá cả, đoán đầu thị trường, nhưng sai nhiều hơn trúng.
Trở lại giá quýt đường, dưa hấu tăng hiện nay, do diện tích quýt đường vào trái vụ. Bên cạnh đó, diện tích quýt đường của tỉnh này đang bị sâu bệnh hoành hành, đến nay có khoảng 50% diện tích quýt bị nhiễm bệnh, nhiều diện tích buộc tiêu hủy phòng ngừa lây lan ra diện rộng.
Điều lo lắng hơn, đối với bệnh trên cây quýt đường đến nay chưa có thuốc đặc trị, khi nhiễm bệnh phải tiêu hủy, nên người dân ngại đầu tư trồng mới, dẫn đến diện tích, sản lượng quýt đường, 1 trong 10 loại nông sản chủ lực, đặc sản của tỉnh này giảm mạnh.
Còn đối với người trồng dưa hấu, sau nhiều vụ giá rớt thê thảm, đôi lúc không bán được hàng, nên họ không dám sản xuất. Khi diện tích, sản lượng giảm, giá thị trường lại tăng, dù biết vậy nhưng họ vẫn sợ, bởi nhà nông sản xuất nhưng thị trường quyết định giá, người dân sản xuất như đánh cược “5 ăn 5 thua.”
Hậu Giang có diện tích quýt đường khoảng 450ha và 400ha dưa hấu, nhưng thời gian gần đây sâu bệnh tấn công trên cây quýt, giá dưa hấu bấp bênh, do đó diện tích, sản lượng hai loại trái cây này giảm mạnh, dẫn đến khan hàng, sốt giá làm xáo trộn thị trường nội địa./.
Related news

Ngày 24-5, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết UBND tỉnh Quảng Nam đã cho phép thí điểm mô hình nuôi cá bằng lồng bè ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện này.

Thời điểm này năm ngoái, ở Vĩnh Long, khoai lang tím có giá ngất ngưởng (trên 1 triệu đồng/tạ) và giữ ở mức cao (khoảng 800.000 đ/tạ) trong thời gian dài. Từ lợi nhuận đáng mơ ước, nông dân (cả… bác sĩ) ồ ạt thuê đất trồng khoai và không chỉ ở xứ mình mà còn “xâm canh” sang xứ người. Tuy nhiên, khi giá khoai đột ngột tuột dốc thê thảm như hiện nay, người thuê đất như “đứng đống lửa”.

Hôm nay 14.6, Hội Nông dân (ND) huyện Đại Lộc tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2012-2017). Đây là huyện được Hội ND tỉnh Quảng Nam chọn chỉ đạo đại hội điểm Hội ND cấp huyện, thành phố khu vực đồng bằng.

Giá hành tây được thu mua tại vườn ở Lâm Đồng chỉ còn 1.500 đồng/kg (ngày 7/3), giảm tới 70% so với thời điểm này năm trước nhưng vẫn rất ít thương lái hỏi mua.

Người dân làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền, TT- Huế) đang có cuộc sống sung túc nhờ cây rau má. Người đi tiên phong trồng rau má là anh Cao Quảng Thiện.