Sở Công Thương An Giang Sơ Kết Chuỗi Liên Kết Dọc Cá Tra-Tafishco
Sáng ngày 26.12.2014, tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú Sở Công thương An Giang phối hợp với Ban quản lý Trung tâm chuỗi liên kết tổ chức Hội nghị sơ kết chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco.
Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2014, đến nay đã có 5/8 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha, và đã thu hoạch được 3.185ha, đạt 33,17% so với kế hoạch.
Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco là mô hình liên kết dọc theo chuỗi sản xuất từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các khu vực dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, ngân hàng để đầu tư cho các khâu sản xuất.
Hiện nay, Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí nông dân lãi từ 2000đ-2.200đ/kg. Đây là mức lợi nhuận khá tốt trong vài năm trở lại đây.
Qua 5 tháng hoạt động, chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự gắn kết giữa các thành viên, giảm tối đa rủi ro, góp phần giảm chi phí, giải quyết được đầu ra của con cá tra. Hiện nay, chuỗi liên kết đang từng bước hướng dẫn nông dân thực hiện nuôi cá theo tiêu chuẩn Viet.Gap, Global.Gap theo Nghị định 36 của Chính Phủ và Thông tư 23 của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn.
Năm 2015, Ban quản lý chuỗi sẽ mở rộng thêm diện tích ký kết với nông dân 13,9ha, sử dụng hết hạn mức tín dụng đảm bảo sản lượng cá tra nguyên liệu đạt 100% kế hoạch dự án.
Related news
Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.
Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)
Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.