Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai

Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai
Publish date: Thursday. April 12th, 2012

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

Cả huyện gần như không có gia đình nào trồng rau chuyên nghiệp. Hàng tấn rau cho nhu cầu mỗi ngày đều phải mua của các tiểu thương. Với 3.500 công nhân, nếu bình quân mỗi hộ cần 5.000 đồng mua rau thì toàn công ty mất 17,5 triệu đồng/ngày. Một con số không nhỏ khi hầu hết đời sống của họ còn khó khăn.

Làm vườn rau xanh - bài toán kinh tế đã rõ, song cái được lớn hơn là có được nguồn rau sạch, an toàn. Đối với công nhân người Kinh thì phát động trồng rau tự túc không thành vấn đề, nhưng đối với công nhân Jrai là chuyện không nhỏ. Bà con quan niệm, mang cây rau lạ vào vườn là trái lệ ông bà, chắc gì đã được ăn…

“Chạm đến một tập tục, một quan niệm bao đời phải có cách làm thích hợp để bà con nghe theo” – Nguyễn Cảnh Anh - Đội phó Đội sản xuất số 2 vừa kể vừa dẫn chúng tôi đến thăm “vườn rau điểm” nhà Rơ Mah Phing… Giữa cái nắng như vốc lửa của mùa khô, vườn rau vẫn mơn mởn một sắc xanh ngon mắt.

“Có bao nhiêu rau tốt, rau đẹp cho hết rồi, bây giờ chỉ còn bấy nhiêu” - chị Phing vừa nói vừa chỉ tay vào mấy cụm rau bí, rau cải còn sót lại. “Đưa cây rau lạ vào vườn trồng không sợ Yang phạt sao?” - chúng tôi hỏi, Rơ Mah Phing cúi mặt, cười bẽn lẽn: Hồi trước sợ, giờ không sợ, không tin nữa đâu!”.

Rồi chị kể: Bộ đội chọn nhà mình làm trước. Đầu tiên là cho mình đi tham quan vườn rau của anh em Kinh trong công ty. Mình thông cái suy nghĩ trong đầu rồi thì bộ đội đến nhà chỉ cho cách làm đất, ủ phân, cấp cho hạt giống. Có lúc họ còn tự tay làm để mình học theo…

Xong được lứa đầu thì chị Ping quen hết mọi việc. Lúc mới làm chỉ mong đủ ăn, nào ngờ vườn rau “đẻ” nhanh quá, chị phải mang cho bớt. Thấy rau nhà chị vừa tươi vừa ngon, ai cũng khen rồi hỏi cách làm. Chị lại thay bộ đội làm công tác tuyên truyền, vận động… Bây giờ thì công nhân Jrai cả đội này nhà nào cũng có vườn rau.

Related news

Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg

Anh Chu Văn Thủy (trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), là ngư dân bắt được con cá lạ cho biết: “Vào khoảng 11 giờ 45 vào trưa ngày 31-10, trong lúc đang kéo lưới đánh cá ngoài khơi cách xã Kỳ Lợi chừng 4 hải lý thì thấy một vật nặng mắc vào lưới, khi kéo lên mới phát hiện vật nặng đó là một con cá rất to và lạ. Lần đầu tiên tôi thấy con cá lạ thế này nên tôi đã báo về cho gia đình tập trung ngư dân trong xã ra bắt. Sau 2 giờ vật lộn mới đưa được cá vào bờ”.

Saturday. November 2nd, 2013
Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển Nhiều Chính Sách Giúp Ngư Dân Bám Biển

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

Saturday. November 2nd, 2013
Bốn Mùa Rau Thơm Bốn Mùa Rau Thơm

Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.

Saturday. November 2nd, 2013
Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Saturday. November 2nd, 2013
Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học: Năng Suất 260 Trứng/con/năm Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học: Năng Suất 260 Trứng/con/năm

Ngày 31/10, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Phú Yên (Sở NN-PTNT) tổ chức tổng kết mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) tại xã Hòa Xuân Đông (Đông Hòa).

Saturday. November 2nd, 2013