Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất
Theo đó, hợp tác xã sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư phương tiện, máy móc trong sơ chế ca cao.
Hiện hợp tác xã đã chọn được địa điểm đầu tư và đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đưa dự án vào thực tế.
Theo kế hoạch, khi xưởng sơ chế đi vào hoạt động, hợp tác xã sẽ là điểm thu mua, sơ chế cho nông dân trồng ca cao của các huyện, thị:
Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và TX.Long Khánh.
Hợp tác xã sẽ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá ổn định.
Hợp tác xã đang là đầu mối thu mua ca cao của 70 xã viên với diện tích khoảng 60 hécta.
Related news
Năm 2014, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đặt ra chỉ tiêu phát triển mới 9.500 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, đến nay nông dân đã thực hiện được gần 1.000 ha.
Ngoài quýt, ông Tứ còn trồng xen canh, đa cây để có nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, vườn cây ăn quả của gia đình ông có khoảng 800 cây quýt đường, 130 trụ tiêu, 200 cây chôm chôm thái và 600 cây na. Tất cả các loại cây năm nay đều đã cho thu hoạch. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi gần 400 triệu đồng/năm.
Đến nay đàn vịt của gia đình ông Huân đã lên đến hơn 200 con, mỗi ngày thu được khoảng 200 quả trứng. Với giá bán sỉ, trừ chi phí gia đình ông thu về khoảng 600.000 đồng/ngày.
Đài Truyền hình ABC của Australia vừa phát phóng sự về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước và nhu cầu rất lớn đối với loại mặt hàng này, trong đó đánh giá tích cực về thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong những năm gần đây, để cải tạo các diện tích cà phê già cỗi, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.