SBIC Hiện Đại Hóa Đội Tàu Khai Thác Thủy Sản

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).
Đây là dấu mốc quan trọng của SBIC nhằm thực hiện Đề án hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản thay thế hàng chục ngàn tàu cá vỏ gỗ thành vỏ thép, bảo đảm sản lượng cũng như chất lượng thủy sản và đặc biệt an toàn cho ngư dân trên các ngư trường xa bờ.
Tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2 là một trong 6 tàu mẫu đánh cá vỏ thép khác nhau được SBIC sử dụng nguồn vốn của Tổng Công ty, rà soát, thử nghiệm và tập trung đóng nhằm phục vụ tốt nhất cho các ngư dân tại các vùng biển ba miền Bắc Trung Nam.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng gần 25.000 tàu gỗ có nhu cầu chuyển sang tàu vỏ thép. Việc có một đội tàu đánh cá vỏ thép có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại trong đánh bắt xa bờ và bảo quản hải sản sẽ giúp chất lượng hải sản giảm sút ít đi trong quá trình đánh bắt dài ngày trên biển; tàu có thể đi xa hơn và lâu hơn tàu vỏ gỗ, tăng hiệu quả lao động và bảo đảm an toàn cho ngư dân.
Related news

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.