Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long hiệu quả nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát

Sau đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long hiệu quả nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát
Publish date: Thursday. May 7th, 2015

Kết quả bước đầu

Hiện nay, diện tích cây thanh long của tỉnh Bình Thuận là 24.212 ha. Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng. Cụ thể, diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014, lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

Do vậy, để tiêu diệt nguồn bệnh và hạn chế tối đa sự lây lan, cuối tháng 11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động “Tháng hành động phòng chống bệnh hại thanh long” trên địa bàn 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Tiếp đó, UBND tỉnh tiếp tục triển khai đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long trên địa bàn tỉnh, từ ngày 28/11/2014 đến ngày 30/3/2015.

Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh đã vận động, tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long đến bà con. Từ khi phát động đến nay, kết quả bước đầu khá tích cực. Cụ thể, diện tích thanh long mắc bệnh đốm nâu trong tháng 3/2015 còn 1.527 ha, giảm 5.051 ha so tháng 12/2014.

Sau đợt cao điểm, toàn tỉnh đã tổ chức vệ sinh vườn thanh long được 8.863 ha; tổ chức 192 lớp tập huấn với 10.678 cán bộ, nông dân tham gia; cấp phát 38.904 tờ rơi; cung ứng 878 gói chế phẩm BIO-ADB và thu gom, tiêu hủy 700 tấn cành, trái thanh long bị bệnh. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh vườn, xử lý cành, trái bị bệnh được các địa phương chú trọng.

Trong đó, một biện pháp khá hữu hiệu để phòng trừ bệnh đốm nâu là ủ cành thanh long bằng chế phẩm BIO-ADB đã được nông dân trồng thanh long trong tỉnh quan tâm, nhân rộng.

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa

Đây chính là nhận định của ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp tổng kết đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long diễn ra mới đây. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ này một phần do nhiều nông dân có tâm lý chủ quan, lơ là, chưa thật sự tin tưởng vào biện pháp phòng trừ bệnh của ngành nông nghiệp. Việc chỉ đạo triển khai các biện pháp kỹ thuật chưa đảm bảo tính đồng loạt, đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Khối lượng diện tích thu gom cắt tỉa cành chưa nhiều... Từ đó dẫn đến diện tích nhiễm bệnh ở mức thấp, nhưng không vững chắc, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn, nhất là trong mùa mưa sắp đến...

Do vậy, các địa phương trồng thanh long cần nhận thức rõ nguy cơ bùng phát bệnh đốm nâu. Mặt khác, tập trung chỉ đạo, triển khai đồng loạt quyết liệt, không được chủ quan, lơ là, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người trồng thanh long.

Theo Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững tỉnh, các địa phương cần tiếp tục vận động các hộ trồng thanh long thực hiện ủ cành thanh long làm phân hữu cơ bằng chế phẩm BIO-ADB. Khắc phục tâm lý chủ quan của cán bộ, nhân dân còn trông chờ vào thuốc đặc trị bệnh... Qua đó góp phần phòng, chống bệnh đốm nâu hại thanh long đạt hiệu quả cao hơn nữa, giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bùng phát trong mùa mưa tới.


Related news

Cuộc Hải Trình Theo Đàn Cá Lội Cuộc Hải Trình Theo Đàn Cá Lội

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.

Wednesday. February 25th, 2015
Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Wednesday. February 25th, 2015
“Vua” Tôm Thẻ Làng Cát “Vua” Tôm Thẻ Làng Cát

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Wednesday. February 25th, 2015
Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Wednesday. February 25th, 2015
Phú Yên Thực Hiện Đề Án Thí Điểm Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Ngừ Theo Chuỗi Phú Yên Thực Hiện Đề Án Thí Điểm Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Ngừ Theo Chuỗi

Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.

Wednesday. February 25th, 2015