Thanh long rớt giá do ùn tắc cửa khẩu
Anh Trần Văn Tâm ở thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam trồng hơn 1.000 trụ thanh long. Lứa này anh chong đèn 400 trụ, cho ra quả rất đẹp. Sáng 11/4, vườn nhà anh thu hoạch được 4 tấn.
Hàng loại 1 xuất khẩu, nhưng thương lái chỉ mua với giá 11.000 đồng/kg. Bao nhiêu công sức đổ vào mùa nghịch vụ này với hy vọng bán được giá cao, nhưng với giá cả như thế này, lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.
Anh Tâm nói: “4 tấn thì bán được khoảng 45 triệu. Nói thẳng giá cả bấp bênh. Tiền công, tiền đầu tư cao, nên người nông dân không có lời.”
Tuần qua, thanh long mua tại vườn liên tục rớt giá. Từ 15.000 - 16.000 nghìn rớt xuống còn 10.000 - 11.000 đồng/kg. Các vựa thu mua cho biết, hàng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.
Giá cả lên hay xuống đều do các thương lái ở cửa khẩu quyết định. Bên Trung Quốc ra giá bao nhiêu, thì các vựa căn cứ theo đó để tính giá mua tại vườn. Việc ùn tắc cửa khẩu Tân Thanh trong những ngày qua đã làm ảnh hưởng đến giá thanh long ở Bình Thuận.
Ông Tăng Minh Tề - Chủ vựa thanh long xuất khẩu Hồng Uyên ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, nguyên nhân là do bên thu mua chậm và kẹt xe. Thời tiết ở Trung Quốc cũng mưa to nên tiêu thụ chậm.
Bình Thuận hiện có hơn 23.000 ha thanh long, với sản lượng 550.000 tấn/năm. Phần lớn thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, việc ùn tắc ở cửa khẩu đã ảnh hưởng mạnh đến giá của thanh long Bình Thuận những ngày qua.
Related news
Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt mức kỷ lục trên 7,8 tỷ USD. Nhưng năm nay, xem chừng để đem về 7 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản lại là một công việc rất khó thực hiện được.
Ngày 15.9, đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh có công điện khẩn chỉ đạo công an các cấp trong tỉnh tăng cường hoạt động nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong thu hoạch, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn.
Ngày 16/9, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cơn bão số 3 đã làm 57 ha lúa và 640 ha hoa màu bị ngập, ngã đổ.
Nhằm tái cơ cấu ngành trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã trích ngân sách 17 tỷ đồng hỗ trợ SX vụ đông (gồm giống ngô, đậu tương và mô hình liên kết SX, bao tiêu sản phẩm).
Chiều 16/9, qua tổng hợp nhanh, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm 3.440 ha lúa hè thu của nhân dân trên địa bàn bị ngập úng, ngã đổ.