Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa
Cụ thể, các bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá gây hại gần 1.000ha lúa vụ 3 của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Trong đó rầy nâu nhiễm 330ha, sâu cuốn lá nhiễm gần 250ha trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngoài ra, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Do 1 số diện tích xuống giống vụ 3 trong điều kiện xung quanh đất bỏ trống nên sâu bệnh tập trung gây hại mạnh. Bên cạnh đó, trên các trà lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ cũng có gần 200ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm từ 10 - 20%.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong thời gian tới, thời tiết thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống lúa chất lượng cao như VD20, Jasmine 85, OM 4900... sạ dày, bón thừa phân đạm. Do vậy nông dân nên thường xuyên tổ chức thăm đồng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Related news
Xã Minh Lập (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) hiện có 31 trại nuôi gà, trung bình mỗi trại nuôi từ 3.000 - 7.000 con/lứa. khoảng 2 năm trở lại đây, một số hộ dân trong địa bàn xã đã áp dụng mô hình chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học bằng chế phẩm men vi sinh, kết quả cho thấy đây là cách làm khoa học, đem lại hiệu quả tốt hơn so với kiểu nuôi gà truyền thống.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới những năm tới sẽ tăng mạnh, trong khi đó nguồn cung lại có sự sụt giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sâu bệnh. Đây được xem là “cơ hội vàng” cho ca cao Việt Nam phát triển mạnh sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Mặc dù sản lượng thanh long hàng năm ở Bình Thuận đều tăng, nhưng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long không tăng so với sản lượng tiêu thụ được.
Theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh (Thuận Nam - Ninh Thuận), tôi tìm gặp ông Võ Hồng Tâm, 57 tuổi, nông dân làm giàu từ cây mãng cầu trên vùng đất Quán Thẻ.
Theo thống kê, toàn huyện Vân Canh, diện tích trồng xen canh chuối, thơm, đu đủ khoảng 600 ha; trong đó, chuối vẫn là chủ lực, được trồng tập trung ở các xã Canh Vinh, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh, Canh Thuận và Canh Hòa.