Sản Xuất Vụ Đông Không Đạt Mục Tiêu, Vì Sao?
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.
Thực tế cho thấy, tại một số huyện có truyền thống làm vụ đông, như: Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn... công tác chỉ đạo luôn sát sao, cùng với đó là nhiều cách làm hay trong việc mở rộng diện tích; vận động những gia đình có lao động, khả năng sản xuất mượn hoặc thuê lại ruộng của những hộ không sản xuất để trồng cây vụ đông.
Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị làm tốt, còn có không ít địa phương chưa thực sự chú trọng vào công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông, bởi vậy kết quả sản xuất chưa đạt mục tiêu. Huyện Hậu Lộc trước đây là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh về phong trào sản xuất vụ đông.
Nhưng năm nay, nhiều khu đồng bị bỏ trống, những thửa ruộng chỉ còn trơ lại gốc rạ không người cày cuốc và theo đó, diện tích sản xuất vụ đông của huyện cũng đang dần bị thu hẹp. Vụ đông 2014-2015, huyện phấn đấu gieo trồng 3.500 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, đến hết tháng 10, toàn huyện mới gieo trồng được 2.978 ha, đạt 85% kế hoạch (KH). Đáng chú ý hơn, những diện tích trên chủ yếu là sản xuất trên vùng đất chuyên màu, còn diện tích gieo trồng trên đất 2 lúa chiếm tỷ lệ thấp.
Ở huyện Hoằng Hóa cũng vậy, khoảng 5 năm trở về trước, diện tích ngô trồng trên đất 2 lúa luôn đạt hơn 2.000 ha, nhưng những năm gần đây, ngày càng bị thu hẹp dần. Vụ đông 2014-2015, diện tích ngô đạt 1.300 ha; trong đó, ngô trên đất 2 lúa khoảng 700 ha; đậu tương gieo vãi trên đất 2 lúa cũng chỉ đạt 435 ha.
Vụ đông 2014-2015 là vụ đầu tiên thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, vì vậy ngành nông nghiệp xây dựng triển khai kế hoạch đến các địa phương thực hiện mở rộng diện tích sản xuất vụ đông, với mục tiêu 60.000 ha cây trồng các loại, cao hơn so với cùng kỳ (CK) 5.000 ha; trong đó, ngô 23.000 ha, đậu tương 8.000 ha, lạc 1.500 ha, khoai lang 5.000 ha và rau màu các loại là 22.500 ha.
Sản xuất vụ đông năm nay trong điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng cây vụ đông, vật tư đầu vào cho sản xuất tương đối ổn định cả về giá và thị trường. Bên cạnh đó, để khuyến khích mở rộng sản xuất vụ đông, nhất là trên đất 2 lúa, tỉnh đã trích hơn 10 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các huyện có diện tích trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa đạt từ 700 ha trở lên và các huyện có diện tích trồng khoai tây đạt từ 50 ha trở lên.
Tuy nhiên, khi lịch gieo trồng của một số cây trồng chính như ngô, lạc, đậu tương, khoai lang đã kết thúc, toàn tỉnh mới gieo trồng được 45.300 ha cây trồng các loại, đạt 78,1% KH; trong đó, ngô 20.383 ha, đạt 97,1% KH; cây đậu tương 3.270 ha, đạt 52,7% KH, giảm 2.844 ha so với CK; lạc 1.437 ha, đạt 98,2% KH, giảm 87 ha so với CK; khoai lang 3.572 ha, đạt 89% KH, giảm 1.236 ha so với CK...
Tìm hiểu về nguyên nhân diện tích vụ đông 2014-2015 không đạt mục tiêu đề ra, nhiều địa phương có diện tích gieo trồng thấp, cho biết: Mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tăng cường chỉ đạo, nhưng do sản xuất vụ đông hiệu quả kinh tế không cao, nên nông dân không mặn mà sản xuất.
Trong khi đó, tại 2 huyện Yên Định và Thọ Xuân, nhiều người dân cho rằng: so với việc trồng lúa thì sản xuất vụ đông hiệu quả cao hơn. Hai huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa, chính quyền địa phương đã vận động được các hộ dân thuê, mượn đất để sản xuất, bởi vậy sản xuất vụ đông của những địa phương này luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra trong nhiều năm qua.
Vậy nguyên nhân chính khiến sản xuất vụ đông 2014-2015 và những năm trước đó không đạt mục tiêu là do đâu? Phải chăng là bởi thiếu lao động, người dân không mặn mà... hay còn vì chính quyền tại một số địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân sản xuất, chưa hình thành và nhân rộng được cách làm hay giúp nông dân thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất và còn chưa thực sự đồng hành với bà con nông dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, để rồi xảy ra tình trạng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được...
Để sản xuất vụ đông những năm tiếp theo đạt và vượt mục tiêu đề ra, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm, thiết nghĩ, cùng với những chính sách hỗ trợ khuyến khích của tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo, đồng hành với người dân trong quá trình sản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền giúp bà con nông dân hiểu được lợi ích trong sản xuất vụ đông. Liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các loại cây trồng vụ đông và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.
Related news
Phần lớn các giống cá tầm trong nước hiện vẫn “nuôi chui” do giống cá tầm nhập từ nước ngoài về vẫn chưa được khảo, kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Đắk Nông thì đơn vị đang phối hợp với Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) hỗ trợ xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 2 trang trại là trang trại Gia Trung, chuyên canh sầu riêng ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và trang trại của bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên canh quýt ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).
Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.
Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…
Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.