Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Nông Nghiệp Đạt Nhiều Kết Quả Quan Trọng

Sản Xuất Nông Nghiệp Đạt Nhiều Kết Quả Quan Trọng
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Mặc dù điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực, chủ động trong việc sản xuất nên năm 2013, ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT thì trong năm qua, toàn tỉnh đã gieo trồng được gần 297.970 ha/ 300.089 ha các loại cây trồng hàng năm, đạt trên 99,3% so với kế hoạch đề ra, tăng gần 2.700 ha so với năm 2012.

Tổng sản lượng lương thực đạt 386.419 tấn, bằng 109,19% so với kế hoạch và tăng hơn 39.400 tấn so với năm trước; trong đó lúa đạt 67.560 tấn, ngô 318.614 tấn, còn lại là các loại cây khác. Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận, duy trì được tổng đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh lớn phát sinh, sản lượng tăng cao.

Công tác khuyến nông, khuyến ngư được đẩy mạnh với nhiều mô hình trình diễn có hiệu quả… Có được kết quả đó, nông dân các địa phương đã mạnh dạn đưa các giống cây, vật nuôi mới có năng suất vào trồng, chăn nuôi, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Điển hình như ở huyện Đắk Song, theo ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì năm 2013 là năm nông dân được mùa các loại cây ngắn ngày như khoai lang, bí đỏ, rau xanh. Diện tích và năng suất các loại cây này đều tăng cao so với những năm trước do người dân tận dụng mọi diện tích đất đồi, vườn để sản xuất.

Ông Phạm Quang Chung ở thôn 4, xã Thuận Hà (Đắk Song) cho biết: “Thời tiết thuận lợi nên 5 sào bí đỏ của gia đình không chỉ ra hoa đậu quả nhiều mà chất lượng quả cũng to hơn so với năm trước nên gia đình cũng bán được giá cao hơn, đạt 8.000 đồng/kg. Cùng với bí đỏ, tôi còn trồng xen ngô, cũng thu về được khoảng 3 tạ, có thêm nguồn thức ăn để chăn nuôi gà. Tính tổng thể, sau 3 tháng trồng, trừ tất cả các chi phí sản xuất, gia đình tôi có lãi khoảng 40 triệu đồng. Hiện tôi đã xuống giống các loại rau bắp cải, súp lơ để chuẩn bị cho thị trường dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên Đán”.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện cũng đã tích cực xây dựng các mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng về sản xuất bắp cải, cà chua an toàn, chất lượng cao, giúp nông dân dễ dàng học tập, áp dụng.  Theo tính toán, năm nay giá trị sản xuất trên 1 ha đất của nông dân huyện Đắk Song đạt trung bình khoảng 47 triệu đồng.

Bên cạnh cây ngắn ngày thì các loại cây công nghiệp cũng có sản lượng đạt khá. Cụ thể như sản lượng mủ cao su tươi đạt hơn 19.500 tấn, tăng hơn 6.000  tấn so với năm 2012; sản lượng cà phê là 210.000 tấn nhân, tăng hơn 5000 tấn.

Nói về việc phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn, ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Đắk Mil cho biết: “Năm nay, dù điều kiện thời tiết khô hạn, nhưng năng suất cà phê trung bình của huyện vẫn đạt mức 3 tấn/ ha. Có được kết quả đó là nhờ nông dân đã có những kỹ thuật canh tác hiệu quả như tủ gốc, trồng cây che bóng hay phòng trừ tốt các loại sâu bệnh thông thường”.

Theo ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT thì có thể khẳng định, năm 2013 là năm no ấm đối với nông nghiệp tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng của ngành từ 7,93% trong năm 2012 lên 9,2%. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với năm 2012.

Để phát huy những kết quả trên, trong năm 2014, ngành sẽ tập trung vào những nhiệm vụ, kế hoạch chính như đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững, trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngành cũng tiếp tục chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ nông dân áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, giống mới, nhất là đối với các loại cây trồng như lúa, cà phê, cây ăn quả có lợi thế.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ hướng đến việc chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu toàn tỉnh đạt tổng diện tích gieo trồng 300.060 ha; sản lượng lương thực đạt 381.000 tấn; tổng đàn gia súc hơn 212.000 con, đàn gia cầm 1.300.000 con. Giá trị canh tác bình quân trên 1 héc ta đất là trên 50 triệu đồng…


Related news

Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Monday. November 3rd, 2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Monday. November 3rd, 2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Monday. November 3rd, 2014
Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Monday. November 3rd, 2014
Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai? Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Monday. November 3rd, 2014