Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất chanh hàng hóa

Sản xuất chanh hàng hóa
Publish date: Friday. November 27th, 2015

Nơi đây đã hình thành các vùng SX chanh tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trước nhu cầu đưa chanh ra thị trường quốc tế, HTX Chanh Thạnh Hòa ra đời và trở thành mô hình cho nhiều nơi học tập.

Gặp anh Vũ Ngọc Báu, tôi hết sức ngạc nhiên trước một nông dân như lãng tử với mái tóc dài uốn xoăn gần chấm vai.

Anh chỉ có 4 ha chanh, nhưng được bầu làm giám đốc HTX.

Anh Báu cười nói: "Vì tôi là người đầu tiên trồng chanh không hạt ở xã, cũng là người năng nổ đưa cây chanh ra thị trường nên được anh em tín nhiệm.

HTX thành lập vào tháng 4/2014 với 20 thành viên".

Anh Báu cho biết, trước 2002, Bến Lức đã có nhiều hộ trồng chanh giấy (chanh có hạt) và chỉ tiêu thụ trong nước.

Năm 2005, anh nghe nói có giống chanh không hạt không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn đáp ứng SX công nghiệp nên tìm tòi mang giống về trồng.

Tuy vậy, đến khi thu hoạch lại không bán được. Anh phải mang chanh đi giao bỏ mối ký gửi ở các chợ đầu mối.

Bỏ hàng thì nhiều mà bán được thì ít…

Cứ vậy suốt 2 năm sau mới được thị trường chấp nhận.

Tuy vậy, đầu ra vẫn bấp bênh, giá cả tuy lên xuống từng thời điểm.

Đến năm 2007, Cty GINO Saigon đến đây đặt hàng xuất khẩu, cây chanh bắt đầu có tương lai.

Năm 2013, Cty TFR (The Fruit Republic) đã liên kết với 6 hộ SX chanh theo tiêu chuẩn GlobalGAP và bao tiêu theo giá thị trường.

Với năng suất bình quân 22 tấn/ha, năm 2014 HTX Thạnh Hòa đã đưa ra thị trường hơn 1.650 tấn chanh không hạt, 65% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm được Cty TFR thu mua, xuất đi Hà Lan.

Các hộ SX tiêu chuẩn GlobalGAP, Cty TFR mua cao hơn giá thị trường 1.000 đ/kg, chanh VietGAP cao hơn thị trường 500 đ/kg.

Anh Đỗ Quang Mạnh, xã viên ở ấp 6, xã Thạnh Hòa chia sẻ: "Những năm dứa Bến Lức nổi tiếng thị trường, gia đình tôi thu nhập từ dứa khoảng 10 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên cây dứa sau 3 năm phải phá đi trồng lại.

Với chanh thì khác, chanh trồng 1 năm bắt đầu có trái, thu hoạch đến năm thứ 2 chỉ đủ “nuôi” lại vườn.

Từ năm thứ 3 trở đi, năng suất ngày một tăng, bình quân mỗi tháng, tôi thu 1,5 tấn/ha.

Hiện gia đình tôi thu nhập từ 7 ha chanh khoảng 130 triệu đồng/ha/năm.

Do vậy sẽ tiếp tục chuyển diện tích đang trồng mía, dứa và khoai mì sang trồng chanh, nâng tổng diện tích chanh lên 10 ha.

Các hộ khác trong HTX cũng chuyển đổi như vậy".

Anh Đỗ Quang Huế, Phó GĐ HTX Chanh Bến Lức cho biết, theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP cũng đều hướng bà con thay đổi tư duy để SX chanh theo hướng xanh, sạch, an toàn.

Sau 3 năm, chanh bắt đầu cho thu lợi.

Chi phí đầu tư chiếm khoảng 40%.

Diện tích trồng chanh của HTX từ 75 ha khi thành lập (tháng 4/2014) đến nay đã lên gần 200 ha.

Chanh không hạt chủ yếu XK chứ tiêu thụ trong nước không nhiều.

Nông trang Hải Âu của bà Ba hay các thương lái thu mua chanh cũng để cung cấp cho các công ty XK.

Ông Phạm Văn Trài, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa cho biết, xã có 1.460 hộ thì 90% số hộ trồng chanh.

Xã có 2.400 ha trồng trọt thì diện tích trồng chanh chiếm 1.700 ha, trong đó 1.100 ha chanh không hạt. Nhiều hộ ở ấp 6 SX chanh theo tiêu chuẩn GlobalGAP, còn lại SX theo VietGAP.

Ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bến Lức cho biết, những năm qua huyện chủ trương đưa cây chanh vào SX theo hướng chuyển dịch cây trồng nhằm khai thác tốt tiềm năng và lợi thế vùng sinh thái.

Đến nay các xã đã phát triển được gần 4.000 ha chanh.

HTX Chanh Thạnh Hòa trở thành mô hình HTX kiểu mới, được nhân rộng ra các xã khác...

Đánh giá tiềm năng phát triển cây chanh, ông Nguyễn Thanh Truyền, Phó GĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết, tỉnh tiếp tục tập trung phát triển SX chanh tại các huyện Bến Lức, Đức Huệ thành vùng chuyên canh.

Dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích chanh đạt khoảng 10.000 ha.

Cùng với việc đầu tư cải tạo giống sạch bệnh, SX theo quy trình VietGAP, GlobalGAP...

ngành nông nghiệp còn liên hệ các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân.


Related news

Tương lai gà trắng, gà màu công nghiệp gà màu Tương lai gà trắng, gà màu công nghiệp gà màu

Trong khi ngành chăn nuôi gà trắng liên tục bết bát từ năm 2012 đến nay thì phân khúc gà màu lại phát triển một cách chóng mặt.

Wednesday. September 30th, 2015
 Gạo Việt sau Thái Lan 100 năm đừng hỏi vì sao Gạo Việt sau Thái Lan 100 năm đừng hỏi vì sao

Hai Tổng Công ty lương thực chuyên đi thu gom lúa gạo về trộn, có gì bán nấy, thử hỏi làm sao gạo Việt Nam không có thương hiệu

Wednesday. September 30th, 2015
Trồng chanh hướng đi mới của nông dân Đak Pơ Trồng chanh hướng đi mới của nông dân Đak Pơ

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

Wednesday. September 30th, 2015
Phí, lệ phí bủa vây người chăn nuôi Phí, lệ phí bủa vây người chăn nuôi

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Wednesday. September 30th, 2015
Minh bạch các khoản phí Minh bạch các khoản phí

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Wednesday. September 30th, 2015