Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Lồng Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng theo hướng VietGAP tại hồ chứa nước Khe Tân.
Mô hình có quy mô 250m3/4lồng do ông Trương Văn Siêng trú tại thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc làm chủ hộ.
Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 70% con giống và 10% thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trị bệnh và được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Trong suốt quá trình nuôi được sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Lộc từ khâu chọn giống đến khâu cho ăn, chăm sóc, quản ly dịch bệnh nên cá nuôi phát triển khá tốt. Sau hơn 4 tháng thực hiện, mô hình đạt kết quả khá khả quan, ước lượng tỷ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân 600g/con.
Theo ông Siêng, chủ hộ tham gia mô hình cho biết, gia đình ông thu hoạch 4 lồng được gần 11 tấn cá. Đến thời điểm thu hoạch thương lái đến tận lồng để thu mua với giá 43.000 đồng/kg, gia đình ông thu được hơn 450 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, công lao động, khấu hao lồng bè... gia đình ông còn lãi gần 90 triệu.
Cũng theo ông Siêng, mặc dù nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP đòi hỏi phải thực hiện nhiều yêu cầu khắc khe về con giống, cách sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi cũng như việc phải ghi chép nhật ký hằng ngày thật cẩn thận nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau.
Trong ba năm trở lại đây phong trào nuôi cá diêu hồng lồng phát triển mạnh tại Quảng Nam, trong đó hồ chứa nước Khe Tân là điểm có số lồng nuôi lớn nhất toàn tỉnh với gần 400 lồng.
Việc triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP tại hồ Khe Tân thành công đã mở ra hướng sản xuất mới giúp kết nối những hộ nuôi cá lồng tại đây hình thành những tổ, nhóm nuôi cá sạch và từng bước hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu sạch đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
Related news

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải đến nay đã có 18 nghìn tấn quả vải tươi của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước (Tiền Giang), địa bàn huyện hiện có trên 1.100 ha trồng khoai mỡ, tập trung ở các xã Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Thạnh Mỹ… đang vào vụ thu hoạch rộ với năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Với giá trung bình từ 10.000 - 12.000 đồng/kg hiện nay, người trồng khoai có thể thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/ha.

Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..

Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.