Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

RIA 2 Giao 101.000 Cá Tra Bố Mẹ Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

RIA 2 Giao 101.000 Cá Tra Bố Mẹ Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long
Publish date: Monday. April 23rd, 2012

Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 19-4, ông Nguyễn Văn Sáng, Phó viện trưởng RIA 2 cho biết, việc chuyển giao cá tra bố mẹ hậu bị chậm hơn vài tháng so với kế hoạch.

Nguyên nhân là 101.000 con cá bố mẹ này đều được đánh dấu để truy xuất nguồn gốc sinh sản nhằm tiến tới truy xuất nguồn gốc sau này.

Cụ thể, mỗi con cá bố mẹ sẽ được đánh dấu Flay - tag (Flay - tag là một đoạn polyme ngắn 2cm, ghi tuổi cá, nơi sản xuất, được gắn trên lưng cá) để theo dõi số lần sinh sản trong năm nhằm mục đích giúp cá bố mẹ sinh sản được con giống khỏe mạnh vì mỗi cá bố mẹ chỉ được sinh sản 2 lần/năm.

Việc đánh dấu Flay - tag sẽ giúp các nhà máy chế biến cá tra có thể truy xuất nguồn gốc, một yếu tố mà các nước nhập khẩu cá tra bắt buộc phải có trong thời gian tới. Như vậy, về cơ bản từ năm 2013 ĐBSCL sẽ đảm bảo được con giống cá tra đạt chất lượng cho người dân.

Việc phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị cung cấp cho các địa phương là một phần của kế hoạch dài hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra từ đầu năm 2010. Kinh phí cho chương trình này vào khoảng 350 tỉ đồng.

Những tỉnh được nhận số cá tra bố mẹ hậu bị lớn nhất là Đồng Tháp với 60.500 con, Bến Tre là 11.000 con, An Giang là 10.000 con, Vĩnh Long là 10.000 con, còn lại những tỉnh khác được Ria 2 chuyển giao từ 1.000 - 4.000 con, tùy theo nhu cầu của từng tỉnh.

Theo RIA 2, mỗi năm, ĐBSCL cần khoảng 1,8 - 2 tỉ con cá tra giống, tuy nhiên, đa phần, người nuôi phải mua từ các trại giống khác nhau nên nhiều khi con giống chất lượng không đảm bảo, mang dịch bệnh, chậm lớn...

Ông Sáng cho biết thêm, ngoài việc cung cấp 101.000 cá tra bố mẹ hậu bị nói trên, trong thời gian tới, mỗi năm Ria 2 sẽ chuyển giao cho 9 địa phương nói trên khoảng 30.000 - 40.000 cá tra bố mẹ để thay thế những cá bố mẹ có chất lượng trứng, tinh trùng thấp của tổng số cá bố mẹ đã chuyển giao nói trên.

Related news

Gia Lai Xuất Khẩu Cà Phê Bội Thu Gia Lai Xuất Khẩu Cà Phê Bội Thu

Năm 2014 được đánh dấu là năm có chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong “lịch sử” xuất khẩu của Gia Lai. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh luôn giữ vị trí cao với sản lượng xuất và thị trường ổn định, trong đó phải kể đến cà phê-mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 77,8% tổng kim ngạch...

Monday. December 29th, 2014
“Trùm” Nấm Cần Thơ “Trùm” Nấm Cần Thơ

Đến giờ này, câu chuyện thoát nghèo của ông Út được bà con trong vùng vẫn truyền tai nhau với sự nể phục. “Nói thật, đôi lúc tôi cứ nghĩ mình nằm mơ. Lúc bắt tay trồng nấm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có cái nghề để thoát nghèo và đã cố gắng hết sức. Ông trời quả không phụ lòng người” - ông Út thổ lộ.

Monday. December 29th, 2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má

Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.

Monday. December 29th, 2014
Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn

Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.

Monday. December 29th, 2014
Cẩn Thận Với Cẩn Thận Với "Mít Thái Chín Cây"

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

Monday. December 29th, 2014