Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Ngọt Trên Những Triền Đồi Đạ Sar

Cam Ngọt Trên Những Triền Đồi Đạ Sar
Publish date: Saturday. June 23rd, 2012

Những cây cam, cây quýt đeo trái lúc lỉu chênh vênh trên những sườn đồi cao, xếp thành hàng, thành lối. Giữa vùng sâu Đạ Sar có một trang trại trồng cam quýt đặc sản, vừa mang lại thu nhập cao, vừa cung cấp cho Đà Lạt những trái cam, quýt ngon, sạch, như quýt Tích Giang, cam Canh, cam Vinh, cam giống Mỹ. Đó là trang trại cam của anh Nguyễn Phú Đức, ở Khu Nông nghiệp công nghệ cao, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).

Vừa bóc mời khách những múi cam mọng vàng ửng, ngọt thanh, anh Đức vừa kể về những ngày đầu tiên hình thành trang trại. Vốn quê Hà Tây (cũ), đất có giống quýt Tích Giang nổi tiếng, năm 2000 anh mang thử mấy cây quýt, cam vào quê mới Đạ Sar trồng cho đỡ nhớ nhà. Bất ngờ, những cây cam, quýt trồng thử ấy mau cho trái, trái lại rất ngon, cây không bệnh tật gì. Anh nói: “Không thể ngờ cam, quýt trồng ở đây hợp đất thế, cây mau lớn, thu trái nhanh, chất lượng trái không thua kém ngoài Bắc. Vì vậy, tôi phát triển trồng cam và hy vọng trong thời gian tới sẽ phủ đầy tổng diện tích 6 ha này”. Anh chọn trồng những giống cam, quýt đặc sản như quýt Tích Giang, cam Canh, cam Vinh và mới đây trồng thử một ít cam Mỹ. Giống cam anh đều lấy trực tiếp tại Viện Giống cây ăn quả nên chất lượng đảm bảo, giống khỏe, không lai tạp và mau cho thu trái. Đặc biệt, các chồi cam, quýt giống được ghép trên gốc bưởi dại khỏe, chịu được khô hạn và tránh các bệnh về rễ.

Trồng cam trên đất đồi rất dễ, anh Đức cho biết. Vì cam, quýt ưa đất thoáng nước, anh trồng trực tiếp trên sườn đồi, không cần bạt đất hay thay đổi cảnh quan. Trồng trên sườn đồi còn thoáng gió, thoáng khí, giúp cây khỏe, ít bệnh. Khi mới trồng, anh trồng cây san sát nhau để đỡ công chăm sóc, khi cây bắt đầu chạm tán, anh mới di chuyển tới những đồi xa, lúc đó cây đã lớn và không cần chăm sóc nhiều. Anh cho biết: “Quan trọng nhất với người trồng cam, quýt là xác định được thời điểm khoanh gốc, khi thấy trên cây có lượng hoa, trái non đúng yêu cầu, phải khoanh gốc để hạn chế lượng nước đưa lên, giúp cây không bị rụng hoa, rụng trái”. Theo anh, trồng cam ở Đạ Sar thuận lợi hơn nhiều trồng ở đồng bằng vì ở đất đồi, cây hầu như không bị bệnh, nhất là các bệnh do virus không thể chữa khỏi. Ở Đạ Sar chỉ cần chú ý sau mỗi đợt mưa kéo dài, cây dễ bị nấm bệnh nên cần phun ngừa, ngoài ra không còn bệnh gì khác.

Cam quýt trồng tại trang trại của anh Đức đều là cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Quýt Tích Giang vỏ mỏng, vị trái chua ngọt thơm ngon; cam Vinh, cam Mỹ trái đều lớn (trái cam Mỹ có thể tới gần 0,3 kg, vị chua ngọt đậm đà). Cam Canh, vỏ mỏng tang, có thể bóc như quýt, thịt cam đỏ au, ngọt thanh không hề có vị chua. Năng suất trái rất cao, một cây trưởng thành có thể cho 80 - 100 kg quả/năm. Anh Đức cho biết: “Hiện tôi mới trồng được 3 ngàn gốc trên 2 ha, cây cũng còn non nên năng suất thấp. Hiện mỗi năm thu chừng 10 tấn trái, giá đổ đồng 35 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí cũng lời 200 triệu đồng. Hy vọng của tôi là phủ kín 6 ha đất đồi này và khi cây trưởng thành đạt năng suất 20 - 25 tấn/ha/năm, lúc đó trang trại có thể cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn trái”. Sản phẩm của trang trại rất dễ tiêu thụ, mới chỉ đủ để cung cấp cho khu chợ gần nhất là Chi Lăng, phường 9, Đà Lạt. Trăn trở của người đàn ông yêu cam này chính là thị trường có quá nhiều các loại cam nhập, chất lượng không bảo đảm. Anh tâm sự: “Th
ị trường Đà Lạt cần hàng ngàn tấn cam/năm, đất Lâm Đồng lại trồng cam rất phù hợp. Làm sao để mở rộng diện tích cam quýt, có thêm nhiều trái để bà con được ăn cam sạch là mong ước của tôi”.

Related news

Cho mía sống chung với cao su Cho mía sống chung với cao su

Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.

Friday. August 26th, 2016
Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

Wednesday. August 31st, 2016
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Saturday. October 1st, 2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

Wednesday. October 12th, 2016
Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

Wednesday. October 12th, 2016