Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.
Yêu cầu nhiệt độ biến thiên từ 13 - 39 độ C, thích hợp từ 23 - 29 độ C, đưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng và dưới 5 độ C cây chết.
Điều kiện khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng và đất đai ở vùng ĐBSCL phù hợp cho việc phát triển trồng quýt đường và thường cho trái chín sớm, có vị ngọt và thơm. Tuy nhiên, cần chú ý bón phân đúng kỹ thuật để làm tăng năng suất và chất lượng trái.
Phân bón và cách bón phân: Phân đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng trái hơn bất cứ yếu tố phân bón khác. Gia tăng bón đạm làm tăng số lá, chiều dài chồi, tổng số diện tích lá và đường kính thân. Phân lân tăng khả năng phát triển rễ, tăng cường hấp thu đạm. Phân kali tăng phẩm chất trái, làm cho trái có vị ngọt và làm cứng cây, tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi về sâu bệnh và ngoại cảnh…
Ngoài các yếu tố đa lượng như đạm, lân, kali, cây quýt cần nhiều yếu tố trung lượng và vi lượng khác cho nên cần bón bổ sung phân hữu cơ hoặc vi sinh càng nhiều càng tốt và phun các loại phân bón lá được khuyến cáo.
Lượng phân bón (kg/cây) áp dụng theo tuổi cây như sau: Cây từ 1 - 3 năm phân hữu cơ là 20 - 25kg, urea 0,2 - 0,3kg; phân lân 0,5 - 0,7kg, kali 0,2kg. Cây từ 4 - 6 năm phân hữu cơ 25 - 50kg, urea 0,5 - 0,6kg, lân 0,8 - 1,2kg, kali 0,3kg. Cây từ 7 - 8 năm trở lên phân hữu cơ 60 - 90kg, urea 0,8 - 1,0kg, lân 1,2 - 1,5kg, kali 0,5 kg.
Cách bón phân: Đối với cây đang cho quả bón làm 4 lần. Lần 1 thường bón vào tháng 9 - 11 với toàn bộ phân hữu cơ, lân và vôi (nếu có). Lần 2 bón kích thích ra hoa, ra cành non khoảng tháng 1 - 2 với 40% phân urea + 30% lượng kali. Lần 3 bón thúc quả và chống rụng quả vào tháng 5 với 30% lượng urea + 40% lượng kali. Lần 4 bón thúc cành mùa thu vào tháng 7 - 8 để tăng khối lượng quả với 30% urea + 30% lượng kali. Khi quýt đậu quả 10 - 15 ngày có thể phun các loại phân bón lá theo khuyến cáo.
Phương pháp bón: Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm cho phân hữu cơ, lân và vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ lên trên và tưới nước. Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rải phân rồi xới chôn phân xuống dưới và tưới nước cho phân ngấm vào đất.
Related news

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.