50 tỷ đồng chuyển giao bản quyền giống ngô

Với tổng giá trị chuyển giao - chuyển nhượng gần 50 tỷ đồng, sự kiện này tiếp tục khẳng định hiệu quả, vị thế của Viện về nghiên cứu giống ngô trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thách thức.
4 hợp đồng chuyển giao bản quyền, chuyển nhượng quyền phân phối một số giống ngô lai mới của Viện bao gồm: Chuyển giao bản quyền giống ngô lai LVN 102 cho Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1 với giá trị 4,2 tỷ đồng;
Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai A 380 cho Cty CP Đại Thành với lượng hạt giống 520 tấn, tổng giá trị hợp đồng là 25 tỷ đồng;
Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai HT 119 cho Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang với khối lượng hạt giống 350 tấn, tổng giá trị hợp đồng 17 tỷ đồng;
Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai LVN 111 cho Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1 với khối lượng hạt giống 30 tấn, tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Tổng giá trị 4 hợp đồng được ký kết là 48,2 tỷ đồng.
Ngoài 4 hợp đồng chuyển giao bản quyền và chuyển nhượng quyền phân phối, Viện Nghiên cứu ngô cũng đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển 2 giống ngô gồm LVN 883 và VN 556 với Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1.
Tại lễ ký kết, TS Bùi Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô tiết lộ: "Tháng 11/2015 tới đây, Viện sẽ ký thêm một hợp đồng chuyển giao bản quyền giống ngô cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC).
Nếu hợp tác giữa Viện và SSC thành công trong năm 2015 thì đây sẽ là lần đầu tiên qua 4 thế hệ lãnh đạo, Viện Nghiên cứu ngô mới chính thức có sản phẩm giống ngô được SSC “nhòm ngó”, một DN lớn trong ngành giống".
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cùng với gần chục bản quyền giống và các tiến bộ kỹ thuật đã được các DN tiếp nhận và phân phối trước đây, 5 sự kiện chuyển giao, hợp tác SX giống ngô vừa được ký kết đã đưa Viện Nghiên cứu ngô trở thành đơn vị khoa học trong ngành giống có số lượng sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao bản quyền đưa ra SX lớn nhất hiện nay.
“Với chủ trương siết chặt công nhận giống của Bộ NN-PTNT, việc Viện Nghiên cứu ngô liên tiếp đưa ra nhiều giống mới, được DN đón nhận ký bản quyền cho thấy nỗ lực và hiệu quả nghiên cứu của Viện đang được thực tiễn chấp nhận”, ông Định đánh giá.
Đồng tình với nhận xét này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ KH-CN&MT (Bộ NN-PTNT) cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam sẽ tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại quốc tế sắp tới, ngành giống nói chung, đặc biệt giống ngô sẽ chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nữa bởi các tập đoàn SX giống ngô đa quốc gia, mà trước mắt là các giống ngô chuyển gen đã được đưa vào SX.
Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu ngô tạo được niềm tin, cùng thống nhất ý tưởng và có sự tham gia ngay từ đầu của các DN là một hướng vô cùng quan trọng để từng bước trụ vững, tự chủ nguồn giống ngô trong nước.
Cũng theo bà Thủy, từ năm 2016, các Viện nghiên cứu công lập sẽ bắt đầu chuyển sang cơ chế tự chủ, vì vậy thành quả của Viện Nghiên cứu ngô sẽ là tiền đề vững chắc cho các giai đoạn tới.
Cùng với giống ngô lai, sắp tới, Viện Nghiên cứu ngô sẽ thành lập thêm một số bộ môn nghiên cứu mới phù hợp hơn với chiến lược phát triển cũng như điều chỉnh lại hướng nghiên cứu để hình thành các nhóm sản phẩm mới có tính đột phá.
Theo đó, Viện sẽ thành lập thêm 4 bộ môn mới gồm: Công nghệ gen, Thức ăn gia súc, Ngô thực phẩm và Chọn tạo dòng công nghệ cao.
Với bộ môn Công nghệ gen, mục tiêu sẽ cho ra được nhóm sản phẩm nhóm ngô chuyển gen. Với cây thức ăn gia súc, hiện Cty sữa Cô gái Hà Lan đã đặt hàng cho Viện 200 nghìn USD để chọn ra một giống thức ăn xanh cho bò sữa.
Ngoài ra viện sẽ hướng tới SX giống cao lương. Hiện SSC đã đặt hàng Viện một giống cao lương có năng suất đạt yêu cầu và độ đường đạt 6 - 9% sẽ bỏ tiền mua bản quyền.
(TS. Bùi Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô)
Với tổng sản lượng giống mang thương hiệu Việt Nam từ 6.000 - 7.000 tấn/năm, sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô hiện đã chiếm 30 - 35% thị phần giống ngô cả nước và đang tiếp tục chiếm lĩnh thị phần.
Related news

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.