Quỳnh Nhai (Sơn La) Đất Ít, Vẫn Thu Nhập Khá
“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.
Tạo “mũi nhọn kinh tế”
Quỳnh Nhai là địa bàn trọng điểm về di dân tái định cư làm lòng hồ Thuỷ điện Sơn La nên diện tích đất sản xuất của huyện đang ngày càng trở nên eo hẹp. Để giải bài toán nâng cao thu nhập cho dân này, huyện Quỳnh Nhai đã tiến hành song song nhiều giải pháp, vừa bảo đảm thu nhập trước mắt, vừa tạo mũi nhọn phát triển kinh tế lâu dài có hiệu quả cao.
Ông Thu cho hay: “Bằng nhiều nguồn vốn như 30a, tái định cư… chỉ trong 5 tháng đầu năm nay chúng tôi đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo cho hàng ngàn lượt nông dân trong huyện về các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Huyện cũng phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ khuyến nông tại 63 khu, điểm tái định cư với mức kinh phí hàng chục tỷ đồng”.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình khuyến nông với loại hình sản xuất cây ngắn ngày để giải quyết thu nhập thường xuyên được triển khai như: Mô hình cánh đồng mẫu 300ha về sắn cao sản, 103ha ngô lai, ngô nếp VN2,… Huyện cũng đã lập 96 phương án hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê, lợn cho 1.352 hộ ở 69 bản nhiều khó khăn trong huyện; hỗ trợ phân bón, cỏ giống, gà, vịt,… và hơn 200 mô hình cá lồng ở những xã vùng hồ.
Khuyến khích chăn nuôi
Sau mấy năm thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, cuộc sống của người dân Quỳnh Nhai hôm nay đã có sự ổn định và khởi sắc. Những bản làng mới được lập nên với những mái nhà ngói, nhà xây, nhà sàn cột kê vững chãi bên bờ hồ nước trong xanh hay những vườn cây trái xum xuê.
Anh Lò Văn Toán cho biết: “Tuy chưa có nhiều vốn để chăn nuôi lớn tới cả chục con trâu, bò như một số hộ khác ở xã này nhưng tin là sang năm 2015, gia đình tôi sẽ thoát được hộ nghèo”.
Anh Lò Văn Toán (25 tuổi, ở bản Huổi Cuội, xã Chiềng Bằng) tâm sự: “Hiện giờ nhà tôi mới nuôi 1 cặp bò, 6 con dê, 2 con lợn nái và mấy chục mái gà, vịt. Nuôi con gà, vịt là để thêm thu nhập hàng ngày vì đất ngô, lúa rất ít.
Sang năm, đàn gia súc này sẽ được nhân lên số lượng lớn hơn gấp 2 lần vì 2 con bò và mấy con dê đều sắp đẻ cả rồi. Vì thế tôi phải trồng thêm cỏ voi và chuối để lấy thức ăn chăn nuôi. Cuối năm sau sẽ bán bớt một số gia súc để đóng mới 1 chiếc thuyền sắt lớn làm phương tiện khai thác thuỷ sản trên lòng hồ”.
Nhờ có chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển chăn nuôi hợp lý nên đàn gia súc, gia cầm của huyện Quỳnh Nhai tăng mạnh trong 2 năm nay. Hiện tổng đàn đã có hơn 11.400 con trâu, gần 12.000 con bò, trên 14.200 con dê, gần 37.000 con lợn trên 2 tháng tuổi và hàng trăm ngàn gia cầm các loại.
Huyện cũng đang tập trung tuyên truyền bà con nông dân tích cực tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi và xử lý tốt chuồng trại, tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ để đản bảo an toàn dịch bệnh.
Related news
Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.
Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.
Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.