Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Quy Trình Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Sạch Bệnh

Quy Trình Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Sạch Bệnh
Publish date: Friday. July 13th, 2012

Để tạo ra những con giống có chất lượng, phải tuân thủ một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quy trình sản xuất giống TTCT của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam.

Lưu trình xử lý nước

Nước biển được xử lý theo các bước sau:

Nước biển -> Ao lắng -> Lọc cát (lần 1) -> Hệ thống xử lý Ozone -> Hồ chứa tạm -> Lọc cát (lần 2) -> Lọc than hoạt tính.

Đối với nước nuôi ấu trùng nhỏ, nuôi tảo, sinh sản…, nước còn tiếp tục được lọc tuần hoàn (ít nhất là 24h) bằng hệ thống túi lọc 1 µm và than hoạt tính, bổ sung EDTA, nước sẽ được xử lý UV (tia cực tím) trước khi đưa vào sử dụng.

Nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho sinh sản

Nguồn gốc tôm bố mẹ: Sử dụng tôm sạch bệnh SFP (Specific Pathogen Free), được nhập từ các công ty như: SIS, Kona, Global Gen, High Health.

Chăm sóc và quản lý: Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống (mực, dời, hàu), bổ sung Vitamin A,D,E,B,C và các khoáng chất khác trộn vào thức ăn. Khẩu phần cho ăn 20-25% trọng lượng thân.

Mật độ: Nuôi riêng biệt con đực, cái với mật độ 10-12 con/m2, thay nước 100%/ngày.

Các yếu tố môi trường ổn định: pH từ 8-8,5; độ kiềm 96-120 ppm; độ mặn 28-34‰.

Nhiệt độ oC pH Độ mặn (‰) Độ kềm (ppm) Oxy hoà tan (D.O) (mg/l) Khuẩn lạc vàng
30 - 30,5 8 - 8,5 30 -32 96 -120 >5 0 - 3

Kỹ thuật cho đẻ

Cắt mắt: Sau thời gian nuôi vỗ khoảng 30 ngày có thể tiến hành cắt mắt và cho sinh sản.

Sinh sản: Chọn tôm cái thành thục và chuyển vào bể tôm đực cho giao vĩ. Sau khi tôm giao vĩ thành công (có 2 túi tinh đính ở thelycum), chuyển tôm mẹ vào bể đẻ. Tạo môi trường yên tĩnh cho bể đẻ.

Ấp trứng: Sau khi tôm đẻ, tiến hành thu trứng và cho vào bể ấp. Mật độ ấp 5.000-8.000 trứng/lít. Nhiệt độ nước ấp 30-31oC.

Thu Nauplius: Dựa vào tính hướng quang, sử dụng ánh đèn để thu Nauplius. Trước khi Nauplius được chuyển vào bể ương nuôi, cần tắm qua dung dịch Iodine…

Quy trình ương nuôi ấu trùng

Chuẩn bị bể nuôi: Trước và sau mỗi đợt sản xuất tiến hành vệ sinh tổng thể trại ương (môi trường xung quanh trại, nền trại, bể nuôi, hệ thống khí, dụng cụ…) bằng xà phòng, dung dịch Iodine…

Các yếu tố môi trường trước khi thả Naupius

- Trước khi thả Nauplius, bổ sung tảo tươi, chế phẩm vi sinh...

Chăm sóc và quản lý

Mật độ nuôi: 180-220 Nauplius/l

- Thức ăn, cách cho ăn: Tảo tươi Thalassiossira, thức ăn dạng lỏng, Artemia Nauplius, Atemia Biomass.

Thức ăn tổng hợp (tùy vào từng giai đoạn ấu trùng mà ta phối trộn thức ăn cho phù hợp). Để tăng cường khả năng bắt mồi và sử dụng thức ăn có hiệu quả nên cho ăn 2 giờ/lần.

- Quản lý chất lượng nước: Kiểm tra chất lượng ấu trùng qua kính hiển vi 2 lần/ngày; kiểm tra các yếu tố môi trường nước mỗi ngày; kiểm tra thức ăn dư thừa và sức khỏe ấu trùng trước mỗi lần cho ăn…

Thu hoạch, vận chuyển, đóng gói

Thu hoạch: Hạ mức nước bể ương 50-60 cm, dùng vợt lớn thu hoạch, chuyển vào thùng chứa (các yếu tố môi trường nước phải có giá trị tương đồng với nước trong hồ nuôi) có sục khí oxy và ấu trùng Artemia, mật độ khoảng 1.000 PL/lít.


Related news

Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Nhà Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Nhà

Ngày 22/5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).

Wednesday. May 28th, 2014
Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P1)

Nuôi trồng thủy sản có thể được định nghĩa là sự sản xuất tôm, cá, cua, ốc, các dạng thực vật với mật độ cao trong một môi trường có kiểm soát. Mật độ nuôi thả trong nuôi trồng thủy sản thường lớn hơn gấp ngàn lần so với môi trường hoang dã. Các phương pháp nuôi cá hiện đại thường áp dụng cả hai hệ thống đóng và mở để nuôi cá

Monday. September 22nd, 2014
Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P2)

Ao nuôi trồng thủy sản là một hệ thống năng động thể hiện sự biến động liên tục và liên tục. Ao nuôi trồng thường trải qua nhiều thay đổi cả về hóa học lẫn các biến đổi vật lý. Sự trao đổi khí trong khí quyển bao gồm oxy (O2), nitơ (N2) và carbon dioxide (CO2) với nước trong ao rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cá và quang hợp của thực vật.

Tuesday. September 23rd, 2014
Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P3) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P3)

Ôxy trong khí quyển vượt qua ranh giới mặt nước và không khí sau đó hòa tan vào nước. Cách duy nhất để đưa ôxy vào nước đó chính là khuếch tán. Trong không khí, ôxy chiếm một số lượng lớn, khi không khí được khuếch tán vào nước trong ao, nước trong ao được bão hòa với ôxy còn gọi là ôxy hòa tan.

Thursday. September 25th, 2014
Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P4) Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P4)

Đây là một chỉ số hóa học quan trọng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của các sinh vật trong ao. Một phạm vi nhất định của độ pH (pH 6.8 – 8.7) cần được duy trì để đạt được sự phát triển và sản xuất mong muốn.

Friday. September 26th, 2014