Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang

Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang
Publish date: Monday. May 4th, 2015

Sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng

Trước năm 2004, trên địa bàn tỉnh, người dân chủ yếu trồng các giống khoai lang địa phương, có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, hiệu quả không cao. Đến năm 2004, sau khi giống khoai lang Nhật Bản có năng suất, chất lượng cao được trồng thí điểm tại xã Đắk Búk So (Tuy Đức) thành công thì diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng trên toàn tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, diện tích khoai lang toàn tỉnh trồng từ 7.000 – 8.000 ha/năm, tăng gấp 10 lần so với năm 2004.

Khoai lang đã chiếm một vị thế quan trọng cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhưng việc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch trong những năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế như đất đai bị bạc màu, rửa trôi, lấn chiếm đất rừng ảnh hưởng tới môi trường, cũng như sản xuất bền vững. Việc sản xuất ồ ạt cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề về giống, chất lượng và thị trường tiêu thụ.

Vì vậy, việc phát triển cây khoai lang bền vững và khai thác được lợi thế của từng vùng đòi hỏi phải thực hiện theo quy hoạch.  Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như trước đây thì nay sẽ được chuyển đổi. Các huyện Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Glong thực hiện sản xuất trong vùng quy hoạch theo cơ cấu diện tích từng mùa vụ.

Trong đó, giai đoạn  2015 - 2018, vụ hè thu trồng  2.550 ha, vụ thu đông trồng 1.670 ha và vụ đông xuân trồng 1.080 ha. Đến năm 2020, hè thu trồng 1.830, thu đông trồng 1.680 và đông xuân trồng 1.340. Giai đoạn 2016 - 2020, các huyện sẽ giảm một số diện tích trồng trên vùng đất đồi nhưng năng suất trung bình cả năm đạt khoảng 22,7 tấn/ha, trong đó vụ đông xuân đạt 24 tấn/ha, vụ hè thu đạt 23 tấn/ha và vụ thu đông đạt 21 tấn/ha.

Việc sản xuất được áp dụng theo quy trình sản xuất VietGap. UBND tỉnh cũng đã quy hoạch 14 ha tại huyện Tuy Đức và Đắk Song để sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng bán cho người dân trồng. Với biện pháp cơ cấu lại mùa vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ cân đối lại sản lượng khoai lang giữa các vụ trong năm.

Các địa phương thực hiện quy hoạch

Do nhu cầu tiêu thụ lớn và đang được sử dụng như những món ăn hàng ngày ở các nước phát triển nên thị trường đầu ra cho sản phẩm khoai lang rất tiềm năng. Chính vì thế, hiện nay các địa phương đã bắt tay thực hiện quy hoạch để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ông Nguyễn Đức Êm, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp – Dịch vụ bon N’Ting ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) cho biết, ngay sau khi UBND tỉnh quy hoạch huyện Đắk Glong vào vùng sản xuất khoai lang đảm bảo an toàn thực phẩm thì trong vụ đông xuân này, HTX đã áp dụng sản xuất khoai lang Nhật Bản theo quy trình VietGap và liên kết với các công ty ở Sài Gòn và Hà Nội để xuất khẩu. Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh và của huyện, trong thời gian tới, HTX sẽ quy hoạch lại vùng sản xuất để đảm bảo chất lượng và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Bà Phạm Thị Phượng, Phó Phòng Nông nghiệp – PTNT Tuy Đức cho biết: Một trong những thuận lợi của huyện, đó là UBND tỉnh quy hoạch vùng trồng khoai lang của địa phương trùng với vùng đã trồng trước đây nên rất thuận lợi.

Hiện nay, người dân của huyện chủ yếu trồng giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô, chiếm tới gần 80% diện tích do năng suất cao, đạt từ 10 -14 tấn/ha, tỷ lệ củ đạt xuất khẩu khoảng 60- 80%. Với giá khoai xuất khẩu bán ra khoảng 4 -5 triệu đồng/tấn như những năm gần đây thì nông dân có lời tương đối cao.

Người dân đã chú trọng sản xuất khoai lang theo hướng hàng hóa và chủ yếu xuất khẩu nên trong quá trình trồng chú trọng đảm bảo chất lượng. Cũng theo bà Phượng thì trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp - PTNT của huyện sẽ thực hiện các giải pháp mà UBND huyện đưa ra như đưa vào trồng thí điểm các giống mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Lê Viết Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song thì hiện nay, huyện Đắk Song đã xây dựng kế hoạch sản xuất khoai lang theo quy hoạch các vùng cho các xã chứ không sản xuất manh mún như trước đây nữa. Huyện cũng đang chú trọng chọn các giống cây chất lượng tốt để đưa vào sản xuất và khảo sát thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trong những năm tới, huyện không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích mà chỉ sản xuất ổn định tầm 3.000 ha/năm, chú trọng sản xuất thâm canh, trên một diện tích chỉ nên trồng 1 vụ khoai còn những vụ mùa khác thì trồng các cây ngắn ngày khác. Là huyện có diện tích trồng khoai lang lớn nhất của tỉnh nên hiện nay, UBND tỉnh đã có chủ trương tạo điều kiện cho huyện xây dựng nhà máy chế biến khoai lang công suất 50.000 tấn nguyên liệu/năm tại Cụm công nghiệp Thuận Hạnh và địa phương đang kêu gọi thu hút đầu tư.


Related news

Mỗi Năm Lãi 400 Triệu Đồng Từ Nuôi Ba Ba, Rùa Mỗi Năm Lãi 400 Triệu Đồng Từ Nuôi Ba Ba, Rùa

Đó là mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Túy ở thôn Nghĩa Xá, xã Đại Đồng (Tứ Kỳ - Hải Dương). Ông Túy là người tiên phong ở xã Đại Đồng trong việc nuôi ba ba.

Tuesday. July 23rd, 2013
Dù Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Ngại Thả Nuôi Tôm Dù Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Ngại Thả Nuôi Tôm

Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.

Friday. May 24th, 2013
Mô Hình Trồng Dưa Lê Xen Lúa Ở Lai Vung Khó Khăn Ban Đầu Mô Hình Trồng Dưa Lê Xen Lúa Ở Lai Vung Khó Khăn Ban Đầu

Nhằm tận dụng diện tích đất và thời gian nông nhàn, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất, vừa qua, UBND thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) đã thông qua mô hình trồng xen canh cây dưa lê giữa hai vụ lúa, đồng thời tổ chức cho nông dân trên địa bàn đi tham quan, học tập mô hình trồng dưa lê tại tỉnh Tiền Giang.

Tuesday. July 23rd, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre

Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.

Friday. May 24th, 2013
Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.

Tuesday. July 23rd, 2013