Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 7/8, tại Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề Quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.
Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi chưa được quy hoạch, chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa. Vì thế, dẫn đến nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh…
Từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 800.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo ông, việc quy hoạch hệ thống thủy lợi sẽ phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL.
Đến nay, đã có 8 tỉnh/thành phố ven biển vùng ĐBSCL đề xuất tổng số 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư trên 9.288 tỷ đồng. Cụ thể, Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang 1 dự án, Bến Tre 14 dự án, Trà Vinh 10 dự án, Sóc Trăng 5 dự án, Bạc Liêu 5 dự án, Cà Mau 17 dự án và Kiên Giang 2 dự án.
Related news

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên