Quảng Ngãi Vực Dậy Cây Quế Trà Bồng
Quế Trà Bồng là một trong những đặc sản được xác lập kỷ lục Châu Á. Thế nhưng, giai đoạn 2008 - 2011, nhiều địa phương ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) “quay lưng” với cây quế để trồng các cây lâm nghiệp khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Những năm gần đây, nhờ các chính sách 30a, 135 của Chính phủ, Trà Bồng từng bước vực dậy và phát triển cây quế...
Một thời lao đao
Giai đoạn 2008 – 2011, người dân Trà Bồng đã chuyển một số đất trồng quế sang trồng keo vì keo cho thu nhập cao. Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến diện tích quế bị thu hẹp là vì thời điểm này giá quế giảm xuống rất thấp và việc thu hoạch, bán cho các cơ sở chế biến của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Hồ Văn Cảnh, thôn 3, xã Trà Thủy (Trà Bồng) cho biết: “Lúc đó, giá quế tụt xuống đến chóng mặt, chỉ còn 3 đến 6 ngàn đồng/kg, trong khi cây keo thì rất được giá. Một cây quế giá trị chỉ bằng một phần mười cây keo nên chúng tôi không còn thiết tha với cây quế nữa và chuyển sang trồng keo.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không phá hết diện tích quế, vẫn trồng nhưng với diện tích rất ít so với trước kia”.
Trước đây, diện tích quế ở Trà Bồng có lúc lên đến 10.000ha. Thế nhưng, khi quế rớt giá và những cây trồng khác phát triển thì diện tích quế bị giảm xuống rất nhiều. Có năm, tổng diện tích toàn huyện chỉ còn hơn 3.000ha.
Theo ông Hồ Văn Khương, thôn 2, xã Trà Thủy: “Thấy ít tốn công lại dễ trồng nên gia đình tôi trồng gần chục hécta keo trên diện tích trồng quế trước đó. Đến lúc thu hoạch giá cao nên ai cũng muốn trồng keo. So với keo thì quế tốn nhiều thời gian hơn.
Từ khi trồng đến khi khai thác phải mất 10 - 12 năm, với lượng vỏ thu từ 3 – 4 kg theo thời giá lúc đó chỉ bán được 5 - 6 nghìn đồng. Trong khi đó nếu trồng cây keo chỉ mất 6 -7 năm, với trọng lượng bình quân khoảng 200kg/cây và giá bán được khoảng 720 đồng/kg, tính ra giá trị của nó cao gấp khoảng 10 lần so với trồng quế.
Vực dậy rừng quế
Ở các xã Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Sơn... hiện nay đã xanh ngút ngàn những rừng quế. Rẫy quế xen lẫn rẫy keo, mì. Những năm gần đây việc thu mua quế của các công ty, cơ sở, nhà máy trên địa bàn huyện tăng lên rất nhiều.
Chính vì thế giá quế cũng bắt đầu tăng lên và ổn định hơn trước. Bên cạnh đó, việc cây quế Trà Bồng được xác lập kỷ lục Châu Á cũng là một trong những “điều kiện đủ” để cây quế có chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường.
Ông Hồ Văn Luận - Bí thư Đảng ủy xã Trà Hiệp cho biết: “Hiện nay, trên 200ha quế của xã đang sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Các rẫy quế đã được vài năm tuổi rồi. Đó là những rẫy quế mới trồng, còn những rẫy đã trồng lâu thì được bà con ở các thôn chăm sóc để sớm thu hoạch...”.
Hiện nay trên địa bàn huyện Trà Bồng có 15 công ty, cơ sở, nhà máy, xí nghiệp thu mua quế. Trong đó, có 3 công ty lớn hoạt động lâu năm ở đây.
Các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; cơ sở nhang quế; các xưởng kinh doanh xuất khẩu nhỏ lẻ ngày càng phát triển và phân bổ rải rác khắp các xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu mua, vận chuyển cho người dân.
Bên cạnh đó, UBND huyện, các xã cũng đã khảo sát việc tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài để đảm bảo tốt nhất vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Ông Võ Sỹ Phi - Phó Trưởng Phòng NN&NT huyện Trà Bồng cho biết: “Huyện đã có định hướng mới trong việc quảng bá thương hiệu cho cây quế Trà Bồng. Bằng các nguồn vốn đã có, huyện tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương; hỗ trợ và đôn đốc các nhà máy hoạt động hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm quế một cách hợp lý.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có thêm một nhà máy chế biến tinh dầu quế, dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng để khích lệ người dân trồng quế.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, chế biến quế hoạt động hiệu quả sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở địa phương”.
Related news
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.
Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.
Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.