Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 51%

Ba thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đều có mức giảm đến 2 con số. Những diễn biến này đã đẩy ngành tôm của Việt Nam theo xu hướng giảm với mức giảm lên đến 28,3% so với cùng kỳ năm 2014, đạt doanh thu hơn 1,5 tỉ USD.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 đạt gần 51 triệu USD. Đây là mức cao nhất trong các tháng kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 313 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đạt 309 triệu USD, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tôm sang châu Âu đạt 298 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm giảm có nguyên nhân từ tỷ giá, do trong một thời gian dài đồng tiền Việt Nam bị neo với đô la Mỹ trong khi đó các đồng tiền khác đã giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường lớn ảm đạm trong khi nguồn cung tăng nên tôm Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á và Nam Mỹ.
Riêng tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu giảm 7 tháng đầu năm nay do đồng yen giảm xuống mức thấp.
Related news

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).