Quản Lý Oxy Hoà Tan
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Trong ao nuôi, oxy có được là do sự khuếch tán từ không khí vào trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước,... Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,...
Hàm lượng oxy tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú nuôi thâm canh là trên 4 mg/l. Trong ngày, oxy thường đạt mức cao nhất vào lúc xế chiều (13-15 giờ) và giảm dần đến mức thấp nhất vào lúc sáng sớm (4-6 giờ).
Càng về cuối vụ nuôi, biến động oxy ngày đêm càng lớn. Oxy còn biến động lớn theo độ sâu của ao, ở tầng mặt hàm lượng oxy cao hơi tầng đáy. Những ngày trời âm u, mưa bão kéo dài thì oxy thường bị giảm thấp.
Khi oxy thấp tôm sẽ giảm ăn, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn hoặc ngưng bắt mồi, bơi lên mặt ao và tắp mé, mang tôm có màu hồng. Nếu xử lý không kịp thời thì tôm sẽ bị chết hàng loạt.
Để có thể duy trì được hàm lượng oxy thích hợp cho tôm trong suốt quá trình nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Sên vét bỏ hết bùn đáy khi chuẩn bị ao, không cho tôm ăn dư thừa. Khống chế tảo ở mật độ thích hợp, định kỳ bón chế phẩm sinh học.
- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi mà bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.
- Sử dụng máy đo, hoặc test để đo oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ngày vào lúc 5-6 giờ sáng và 14-15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bình thường, giữ tốc độ máy quạt tối thiểu 80 vòng/phút. Khi tôm lớn, mật độ tảo dày thì ban đêm không nên tắt quạt nước khi cho ăn mà chỉ nên giảm tốc độ để duy trì hàm lượng oxy tối thiểu.
- Gặp trời âm u cần phải tăng tốc độ và thời gian quạt nước. Khi mưa gió xảy ra, quạt nước liên tục để giảm sự phân tầng nước, kết hợp với kiểm tra pH, nếu thấy pH giảm thì đánh vôi kịp thời.
- Tuyệt đối không được phép sử dụng các hóa chất làm mất thêm oxy như Clorine, Iodine… cũng không nên sử dụng vi sinh xử lý đáy lúc tôm nổi đầu vì không có hiệu quả.
- Trường hợp thấy tôm nổi đầu vì thiếu oxy (oxy đo được 3,5 mg/lít trở lên) thì có thể sử dụng các biện pháp như thay nước, chạy quạt và sử dụng hóa chất cung cấp oxy như H2O2 (Oxy già), oxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng oxy hòa tan lên.
- Nếu oxy thấp hơn 3,5 mg/l và pH cũng thấp thì sức khỏe tôm đang trong tình trạng nguy hiểm cao do hàm lượng khí độc H2S tăng nhanh. Trong trường hợp này, trước tiên cần chạy quạt nước, sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 20 kg/1.000 m3, tạt khắp ao để tăng pH, giảm bớt tính độc của H2S. Sau đó tạt tiếp oxy già hoặc oxy dạng hạt để cung cấp thêm oxy hòa tan.
- Các giải pháp cho các ngày tiếp sau khi tôm không còn nổi đầu là giảm 50-70% thức ăn hoặc không cho tôm ăn, chạy quạt nước nhiều hơn, thay nước nếu có nước đã xử lý, tạt chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ nền đáy ao hoặc siphông đáy ao./.
Related news
Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.
Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.
Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.
Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.
Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.