Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi xây dựng danh mục kháng sinh được dùng

Theo dự thảo thông tư này, sẽ bãi bỏ quy định sử dụng kháng sinh, hóa dược trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 81/2009 và Thông tư số 26/2012 của Bộ NNPTNT.
Theo đó, có 16 loại kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu dùng để kích thích sinh trưởng và phòng cầu trùng (bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lớn của gia cầm).
Dự thảo thông tư cũng quy định rõ hàm lượng sử dụng kháng sinh và thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Thùng chứa chất vàng ô được phát hiện tại Công ty Việt Nhật ngày 16.11.
Liên quan đến chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, như NTNN số ra ngày 17.11 đã thông tin, Bộ NNPTNT vừa ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT Yellow 1, 2, 3, Low 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine (hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm).
Một thông tin đáng chú ý khác, theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT), Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và kiến nghị Chính phủ đưa hành vi sử dụng chất cấm vào luật hình sự.
Cũng trong ngày 16.11, Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường (C49) đã tiến hành kiểm tra tại Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, kiểm tra tại kho của Công ty Việt Nhật thuê gia công sản phẩm tại địa điểm của Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long (xã Lạc Đạo), phát hiện 11 thùng chất vàng ô (mỗi thùng trọng lượng 30kg), trong đó có 10 thùng đã sử dụng hết, 1 thùng đang dùng dở còn lại 20kg.
Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, có thùng có nhãn phụ ghi rõ chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhuộm giấy, vải.
Đại diện Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long cho biết, trung bình mỗi tháng Công ty Việt Nhật thuê địa điểm máy móc để gia công khoảng 500 – 1.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Các cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong tang vật của Công ty Việt Nhật, đồng thời lấy 28 mẫu nguyên liệu và thành phẩm của 6 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi xung quanh Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long đem đi kiểm nghiệm.
Bộ NNPTNT đã thiết lập đường dây nóng để người dân tố giác về các cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, với số điện thoại: 0917808113.
Related news

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.

Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.

Hiện nay, tại Đồng Nai giá cà phê nhân xô các đại lý mua vào là 42 - 42,5 triệu đồng/tấn, tăng gần 5 triệu đồng/tấn so với dịp cuối tháng 9 - 2014. Như vậy, sau một thời gian dài hạ xuống dưới 38 triệu đồng/tấn, từ đầu tháng 10 - 2014, giá cà phê trên thị trường đã tăng trở lại. Nguyên nhân là do giá cà phê trên thế giới trong 2 tuần qua liên tiếp tăng.