Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Thua Lỗ Vì Heo Giống Kém Chất Lượng

Nông Dân Thua Lỗ Vì Heo Giống Kém Chất Lượng
Publish date: Wednesday. May 30th, 2012

Hơn 2 năm nay, hàng chục hộ chăn nuôi heo ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lỗ lớn vì mua heo giống kém chất lượng từ một cơ sở cung cấp và nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn heo trong vùng.

Suốt 17 năm nay, nghề nuôi heo đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (ấp Tô Thủy, xã Núi Tô). Tuy nhiên, từ khi lấy nguồn heo giống từ cơ sở của bà Mao Thanh Thúy và ông Lâm Trung Quang (cùng ấp Tô Thủy), bà Lệ đã lỗ vốn hơn 300 triệu đồng do heo bị nhiễm bệnh chết non. Hiện tại, bà đã đóng cửa chuồng heo vì sợ mầm bệnh tiềm ẩn.

Theo bà Lệ, ngày 24.9.2011, bà mua 72 con heo giống của bà Thúy về nuôi. Khoảng nửa tháng sau, bà Lệ mua thêm 44 con giống. Tuy nhiên, khi nuôi được 10 ngày thì heo có dấu hiệu bỏ ăn, bà Lệ yêu cầu bà Thúy nhận heo lại nhưng bà Thúy không đồng ý.

Bà Lệ buộc phải nuôi, nhưng chỉ vài ngày sau heo chết cùng lúc 15 con. Tiếp đó, heo của bà Lệ chết thêm 71 con. Bà Lệ yêu cầu bà Thuý phải bồi thường tiền heo giống đã chết, thuốc điều trị và thức ăn đã đổ vào số heo chết. Hai người không thỏa thuận được nên bà Lệ đã kiện bà Thuý ra Tòa án Nhân dân huyện Tri Tôn.

Tương tự bà Lệ, hàng chục hộ ở xã Núi Tô mua heo giống từ trại heo của bà Thúy đều gặp tình cảnh heo bị chết. Cụ thể, gia đình bà Néang Sóc Tin bị chết 52 con, Trần Thị Bình chết 36 con, ông Nguyễn Trung Nghĩa chết 21 con, bà Nguyễn Thị Hạnh chết 14 con… nhưng đều không được bồi thường.

Ông Bùi Văn Cứng - cựu chiến binh xã Núi Tô, cùng một số hộ dân đã làm đơn đề nghị UBND xã Núi Tô dẹp bỏ trại heo vì giống không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên, chính quyền không giải quyết mà mới đây, cán bộ tư pháp xã cùng ban đại diện ấp Tô Thủy còn doạ "bắt bỏ tù những người khiếu nại", buộc ông Cứng và một số người khác phải ký tên cam kết… không được khiếu nại nữa (?!).

Về vấn đề này, ông Chau Soc On - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, trại heo của bà Thúy đã được Trạm Thú y huyện Tri Tôn cấp phép. Chức năng của địa phương chỉ kiểm tra, nhắc nhở vấn đề gây ô nhiễm môi trường, còn việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng heo giống là của cơ quan thú y. "Chúng tôi đã kiểm tra và chủ trại heo xuất trình đầy đủ giấy phép nên chúng tôi không có quyền yêu cầu họ đóng cửa trại heo" - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô nói.

Related news

Giá Hạt Tiêu Tăng Vọt, Người Dân Phấn Khởi Giá Hạt Tiêu Tăng Vọt, Người Dân Phấn Khởi

Các đại lý mua bán nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết, thời điểm hiện nay, giá hạt tiêu mua tại nhà của nông dân là 150.000 đến 152.000 đồng/kg.

Tuesday. June 17th, 2014
Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

Wednesday. July 9th, 2014
Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ Trái Cây, Rau Củ... Sang EU, Ấn Độ

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

Tuesday. June 17th, 2014
Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía Hậu Giang Chủ Động Phòng, Chống Sâu Bệnh Trên Mía

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Wednesday. July 9th, 2014
Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

Wednesday. July 9th, 2014