Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh
Publish date: Wednesday. May 18th, 2011

1/Chọn Lựa Ao Và Mùa Vụ Nuôi:

Thiết kế ao lắng chiếm 30% diện tích so với ao nuôi

Chọn ao nuôi có diện tích 3000-5000 m2,dễ chăm sóc quản lí.

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng...

tom su-xu ly ao nuoi tom.jpg
Xử lý ao tôm

tom su - tham canh.jpg
Kiểm tra nguồn nước

2/Hệ Thống Cống:

Ao có hệ thống cống cấp,cống thóat riêng biệt.Hai cống đặt chéo góc nhau,cống thóat đặt cuối gío, cống cấp đặt đầu gío. Đáy ao nghiêng dần từ cống cấp đến cống thoát.Cấp đủ và thóat cạn nước ao trong thời gian không quá 6 giờ.

3/Cải Tạo, Xử Lý Ao Nuôi:

Thực hiện trước khi thả giống 15-20 ngày, áp dụng cho ao nuôi và ao lắng.Công việc đầu tiên xả cạn nước ao nuôi, sên vét đưa lớp bùn đáy ra ngòai xa khu vực nuôi,hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng ngược trở lại từ lớp bùn đáy tới nguồn nước, kinh cấp nước, khu vực nuôi...Chừa lớp bùn đáy dày 3-5cm, xảm các lỗ mọi, hang hốc, xan bằng phẳng đáy ao.Trước khi tiến hành công đọan bón vôi cần kiểm tra độ phèn (pH) đất và nước khu vực ao nuôi. Ao có độ pH từ 5.5-6 dùng vôi nông nghiệp (CaCO3), hoặc vôi sống (CaO) bón xuống ao với liều lượng 7-10kg/100mét vuông. Ao có độ phèn 4.5 - 5 trước khi bón vôi cần xả xổ nhiều lần (rửa ao).Lượng vôi dùng 15-20kg/100mét vuông, phơi nắng từ 3-5 ngày trước khi lấy nước vào ao.

4/Xử Lý Gây Màu Nước:

Lấy nước vào ao qua lưới chắn tạp,địch hại. Mức nước qui định từ 1.2-1.5m.Không xử lí nước ngay sau khi lấy vào ao vì một số lòai địch hại tồn tại ở dạng trứng,có vỏ canxi rất dày bao bọc.Thuốc, hóa chất xử lí trong giai đọan này không thể diệt được.Sau khi lấy nước, để thời gian từ 7-10 ngày, chờ trứng các lòai địch hại nở ra. Dùng Chlorine lượng 30g/mét khối nước để xử lí, sau 5 ngày tiến hành gây màu nước.Sử dụng phân vô cơ DAP hòa nước tạt đều quanh ao lượng 300-500g/100m2,có thể hỗ trợ thêm 1kg bột cá + 1kg bột đậu nành cho mỗi 100mét vuông ao để màu mau lên.Khi nước có màu vàng vỏ đậu xanh thì tiến hành thả giống.

5/Chọn Lựa Con Giống:

Giống đều cỡ, đạt chiều dài từ 1.2-1.5cm.Đầy đủ phụ bộ như râu,chân bò, chân bơi, chũy, đuôi.Thân hình cân đối,họat động nhanh nhạy,màu sắc tươi sáng.Khi tôm vào thau nước quay nhẹ,tôm có xu hướng đi ngược dòng nước và phân bố đều quanh thau, không tụ thành đám ở giữa thau.Dùng 2-3cc Formaline cho vào 10 lít nước, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5%, đánh giá tôm tốt.Hoặc đột ngột hạ độ mặn của trại giống xuống 50%, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ ,tỉ lệ chết không qúa 5%, đánh giá tôm tốt. Ngòai ra,phương pháp test PCR cần thực hiện, vì mức độ chính xác cao hơn.

6/Thả Giống:

Kích cỡ giống post 15 nếu nuôi Bán thâm canh thả nuôi ở mật độ 20 con/mét vuông, nuôi thâm canh thả mật độ 30 con/m2 ao.

7/Thức Ăn:

Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm ăn. Những ngày đầu bổ sung thêm cá biển hấp chín, sữa bột giàu canxi, lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cứ 100.000 post, mỗi ngày bổ xung 300-500g cá biển hấp, 200-300g sữa, 5-10 lòng đỏ trứng.

8/Chăm Sóc:
Không thay nước, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu.Từ tháng nuôi thứ 2 chỉ châm thêm khi nước trong ao nuôi bị thất thoát do bốc hơi. Nguồn nước thay lấy từ ao lắng qua, và được xử lí kỹ trước khi dùng.

Tháng nuôi thứ 2 trở đi trong khẩu phần thức ăn trộn thêm VitamineC lượng 1-3g/kg thức ăn.Ngoài ra dùng thêm các loại men tiêu hóa,men đường ruột.trộn vào thức ăn, kích thích tôm ăn mồi nhiều hơn.

Từ tháng nuôi thứ 2, định kỳ 10-15 ngày dùng các loại chế phẩm sinh học bón xuống đáy ao, giúp cải thiện nền đáy, duy trì hệ tảo, giảm thiều các khí độc sinh ra nơi đáy ao.


Related news

Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Thursday. April 12th, 2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Friday. July 13th, 2012
Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Sunday. April 8th, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Ghép Cá Chình Bông Đạt Lãi Cao Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Ghép Cá Chình Bông Đạt Lãi Cao

Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Thursday. April 12th, 2012
Cách Diệt Sâu Bore Hại Cam Quýt Đơn Giản Cách Diệt Sâu Bore Hại Cam Quýt Đơn Giản

Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.

Saturday. July 14th, 2012