Phú Yên: Trồng Cà Dĩa, Thu…cà Giòn
Chuyện thật như đùa này xảy ra ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Nhiều người dân đang khóc dở, mếu dở khi trồng cà dĩa nhưng khi thu hoạch thì không biết là trái cà gì.
Bà Cao Thị Mận (thôn Xuân Mỹ, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa) cho biết, đã mua và sử dụng 150 bao giống cà dĩa nhãn hiệu Chánh Nông, loại 1gram/bao, tại đại lý Út Điền (phường 1, TP Tuy Hòa) để trồng trên diện tích 1ha.
Nhưng vào thời điểm này, đúng kỳ thu hoạch trái, cà chỉ bé tẹo và không giống với trái cà dĩa mà bà thường trồng. Nhiều hộ nông dân ở vùng rau Ngọc Lãng (xã Bình Ngọc TP Tuy Hòa) cũng phản ánh như trên.
Ông Huỳnh Văn Điền, chủ đại lý Út Điền, độc quyền phân phối giống của Chánh Nông tại Phú Yên, xác nhận đúng là có sự cố trên. Theo ông Điền, cà mà bà Mận và nhiều nông dân Phú Yên đang thu hoạch là… cà giòn chứ không phải cà dĩa. Trong quá trình đóng gói bao bì, Chánh Nông đã nhầm hai giống cà này với nhau.
Related news
Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.
Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.
“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.