Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.
Một trong nội dung quan trọng để sản xuất thủy sản năm 2014 đạt kết quả đó là công tác chuẩn bị đầy đủ nguồn con giống chất lượng cung ứng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hàng năm nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh từ 100-120 triệu con giống các loại, trong đó nhu cầu giống cá truyền thống chiếm 65-70%, giống mới chiếm 30-35%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản và 11 khu ương nuôi giống thủy sản với diện tích trên 300ha đã chủ động được nguồn giống cá truyền thống cung ứng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh.
Đối với các đối tượng giống mới (cá chép lai, cá rô phi, các đối tượng thủy sản đặc sản…) hiện nay, các cơ sở đã và đang tiến hành sản xuất, ương nuôi để đáp ứng nhu cầu ngay từ đầu vụ.
Để chủ động nguồn giống cung ứng cho người nuôi kịp thời vụ sản xuất, Chi cục Thủy sản đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ động xác định nhu cầu giống, xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng, tập trung chăm sóc, nuôi vỗ, tuyển chọn đàn cá bố mẹ đưa vào sản xuất ngay từ đầu năm; đôn đốc, tổng hợp nhu cầu giống của các địa phương, chỉ đạo các địa phương chủ động trong lựa chọn các cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản uy tín chất lượng để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi và thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn đảm bảo kịp thời vụ.
Đi đôi với công tác chuẩn bị giống, Chi cục Thủy sản phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y tăng cường quản lý chặt chất lượng, hoạt động lưu thông giống trên địa bàn đặc biệt là giống lưu thông tại 2 đầu cầu Trung Hà và đầu cầu Việt Trì; tập trung chỉ đạo các cơ sở lập dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật; cải tạo đàn cá bố mẹ, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng giống phục vụ sản xuất.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ngay từ tháng 3-2014, Chi cục thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật đầu tư nuôi thâm canh và ương nuôi các đối tượng giống mới tại các khu ương nuôi, các vùng nuôi tập trung cho các trang trại, gia trại nuôi thủy sản góp phần chủ động nguồn con giống ngay tại địa phương, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư thâm canh.
Bên cạnh đó đẩy mạnh xây dựng các mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ mới vào sản xuất ương nuôi giống mới, nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị kinh tế cao; phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường, dịch bệnh trên các đối tượng cá nuôi chủ lực như cá chép, trắm cỏ, rô phi.
Related news

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.