Giá lúa tăng từ 300 - 500 đồng/kg

Cụ thể, lúa IR 50404 được thương lái mua từ 4.400 – 4.500 đồng/kg; lúa OM 6976 từ 4.600 – 4.700 đồng/kg.
Vụ thu đông năm nay, HTX đã triển khai trồng 500 héc-ta và được Công ty Cổ phần XNK Thịnh Phú An Giang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đây là năm thứ 2, HTX kết hợp với đơn vị thực hiện “Cánh đồng lớn”.
Thương lái tại các huyện, thị xã trong tỉnh cũng đang mua lúa của nông dân với giá trên.
Giá lúa tăng do Việt Nam vừa trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia. Thời gian giao hàng từ tháng 10 – 2015 đến tháng 3-2016. Trước đó, Việt Nam đã trúng thầu bán cho Philippines 450.000 tấn.
Related news

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.