Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phụ nữ Krông Nô phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

Phụ nữ Krông Nô phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới
Publish date: Friday. April 24th, 2015

Nổi bật nhất là bám sát vào các tiêu chí về xây dựng NTM, các cấp hội đã vận động hội viên, chị em tích cực tham gia các phong trào trọng tâm ở địa phương như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà vì người nghèo; xây dựng giao thông nông thôn; xóa đói giảm nghèo…

Để giúp chị em phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, các cấp hội đã chủ động phối hợp với các ngân hàng, dự án giải ngân các nguồn vốn ưu đãi, giúp họ có vốn đầu tư sản xuất. Đồng thời, các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng cũng được thường xuyên tổ chức, giúp chị em có thêm nhiều kiến thức, điều kiện để làm ăn ngày càng hiệu quả hơn.

Thông qua đó, trên địa bàn huyện cũng ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã cơ bản thoát nghèo. Cụ thể, trong năm 2014, có 81 hộ phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bền vững. Điển hình như chị Đinh Thị Lâm ở thôn Nam Cao, xã Đắk Sôr, qua nhiều năm làm lụng vất vả, cùng với sự giúp đỡ về mọi mặt của tổ chức Hội phụ nữ, giờ đây gia đình chị đã có 3 ha cà phê, điều… có thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, nhiều hội viên, chị em đã tham gia đóng góp ngày công, hiến đất, bàn giao mặt bằng để thi công các công trình dân sinh, xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo. Điển hình như chị Đinh Thị Lan, hội viên ở thôn Jang Cách, xã Đắk D’rồ đã tự nguyện hiến 195m2 đất để xây dựng nhà tình thương cho chị Chung Thị Lý. Chị Lan cho biết: “Tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản, trong cuộc sống, mọi người luôn phải có tình yêu thương với nhau. Vì vậy, khi thấy gia đình chị Lý khó khăn, không có đất để dựng nhà, tôi đã bàn với chồng hiến đất để giúp chị có nơi ở ổn định, yên tâm phát triển kinh tế”.

Điều ghi nhận nữa là Hội Phụ nữ huyện còn lồng ghép đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao nhận thức, hành động của chị em trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM.  Vì vậy, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình làm theo lời Bác thiết thực như: “Vào bật ra tắt”, “Tiết kiệm và tận dụng”, “3 trong 1 trở lên”, “Áo trắng tiếp bước cho em đến trường”, “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đất”…Mỗi một mô hình là một việc làm tuy đơn giản, nhưng cũng hết sức thiết thực, cụ thể, phù hợp và gắn chặt với đời sống thực tế của mỗi gia đình và cộng đồng nên có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần thúc đẩy các phong trào, hoạt động của địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Chị em hiểu được rằng, mỗi một hành động, hoạt động thiết thực là mỗi “viên gạch” để góp phần xây dựng địa phương mà cụ thể là thôn xóm, bon làng mình ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Theo bà Nguyễn Thị Sang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Nô thì có được kết quả trên là nhờ sự đồng lòng của các cấp hội cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo chị em trên địa bàn. Vì vậy, để phong trào xây dựng NTM ngày càng lan tỏa, tiếp tục đi vào thực tiễn đời sống, Hội LHPN huyện đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ trong khả năng của mình cùng địa phương thực hiện tốt các tiêu chí NTM. Thông qua đó, chị em ngày càng tích cực, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


Related news

Gỡ Khó Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Cà Mau Gỡ Khó Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Cà Mau

Năm 2013, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn một tỷ USD. Ðể đạt được kết quả này, Cà Mau đã triển khai các giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả như liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất từ khâu cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kỹ thuật đến bảo quản, trực tiếp thu mua sản phẩm..., từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Wednesday. December 18th, 2013
Giàu Nhờ Trồng Điều Giàu Nhờ Trồng Điều

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Tuesday. January 7th, 2014
Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao? Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Tuesday. January 7th, 2014
Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

Wednesday. December 18th, 2013
Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Tuesday. January 7th, 2014