Phòng Và Điều Trị Bệnh Nấm Phấn Đen Ở Chuối
Mặt trên của lá bị muội đen như bồ hóng, có những con màu trắng bám vào lá thành từng chòm, lá vẫn xanh nhưng rũ xuống.
Nguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.
- Phòng bệnh:
+ Vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá già, phát quang cỏ dại và đánh bớt chồi nhỏ, chỉ để mỗi khóm chuối 2-3 chồi.
+ Bảo đảm đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho chuối phát triển khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại.
- Trị bệnh:
+ Dùng một trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút sau: Abamix 1.45WP, Batas 25EC, Xi-men 2SC… phun ướt đều mặt lá.
+ Có thể trộn lẫn với một trong các thuốc sau: Vizincop 50WP, Famertil 300EC, Anvil 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen.
Lượng nước thuốc pha theo tỷ lệ ghi trên bao bì nhãn mác của từng loại thuốc. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng to hoặc trời mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Related news
Hiện nhiều bà con nông dân ở Vĩnh Long trồng giống chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu, bước đầu mang lại hiệu quả phấn khởi.
Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ là một mô hình tưởng mới nhưng thực ra vài năm trở lại đây được nhiều người trồng không chỉ bởi thơm ngon mà nó mang lại kinh tế cao
Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao. Kỹ thuật trồng chuối ngự - đặc sản tiến vua ăn
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giám sát, truy xuất nguồn gốc mà thương hiệu chuối tiêu hồng tại Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng.
chuối tài lộc lại là cây cảnh được nhiều người lựa chọn vì mang may mắn. Kỹ thuật trồng cây chuối tài lộc lại không khó.