Phòng trừ sâu bệnh trên cây cao su và hồ tiêu trong mùa mưa
Vì vậy, việc phát triển cây cao su, hồ tiêu đang được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư mở rộng diện tích.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình sâu, bệnh gây hại trên cây cao su và hồ tiêu đang ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ gây hại.
Do vậy để hạn chế thiệt hại đến năng suất cây trồng do sâu bệnh gây ra thì biện pháp phòng trừ phải được bà con nông dân đặt lên hàng đầu, đặc biệt vào mùa mưa, thời điểm sâu bệnh dễ phát sinh gây hại.
Cuối năm 2013, khi cơn bão số 10 và hoàn lưu cơn bão số 11 tràn qua, toàn tỉnh có trên 10.000 ha cây cao su bị thiệt hại với tổng diện tích bị mất trắng khoảng 5.000 ha.
Tuy nhiên với những giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại, tỉnh ta đã khắc phục khó khăn, tiếp tục trồng mới, nâng tổng diện tích cây cao su trên địa bàn đạt hơn 15.000 ha.
Những năm gần đây, cây hồ tiêu cũng có giá thu mua tăng cao nên đã được nhiều hộ nông dân lựa chọn và mở rộng diện tích, trồng chủ yếu trên các vùng đất gò đồi ở các huyện Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hoá...
Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, những năm qua, tình hình sâu bệnh nhiễm trên cây cao su và hồ tiêu khá lớn, làm ảnh hưởng đến năng suất, giá trị kinh tế của cây trồng.
Trong năm 2010 và 2011 đã có hơn 5.000 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng, trong đó có trên 50% diện tích cao su khai thác bị rụng toàn bộ lá.
Bệnh đã làm giảm thời gian khai thác từ 2 - 3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người trồng cao su.
Từ năm 2013 đến nay, diện tích nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa khoảng 1.320 ha, nứt vỏ xì mũ 320 ha, loét sọc mặt cạo 156 ha... tập trung chủ yếu ở huyện Bố Trạch, Lệ Thủy và Minh Hóa.
Chăm sóc cây hồ tiêu đúng kỹ thuật để hạn chế sâu bệnh.
Đối với cây hồ tiêu, đầu năm 2012, ở một số vườn tiêu xảy ra hiện tượng cây đang sinh trưởng bình thường, tán lá chuyển sang xanh nhạt, sau đó chuyển vàng rồi chết. T
ình trạng trên có ở hầu hết các vườn tiêu trên toàn tỉnh, đặc biệt ở các xã Văn Thuỷ, Trường Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ), xã Xuân Trạch, thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch).
Đến nay, hiện tượng bệnh lá vàng chết chậm vẫn còn diễn ra ở một số diện tích hồ tiêu trong tỉnh.
Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật và ý kiến các chuyên gia Viện Bảo vệ thực vật, cây hồ tiêu bị chết do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm.
Ngoài ra còn do úng nước (độ ẩm trong đất quá cao) và nông dân thực hiện các biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh chưa đúng theo quy trình.
Nguyên nhân sâu, bệnh hại cây cao su và hồ tiêu, ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu bất lợi còn do người dân sử dụng giống không thích hợp, trình độ trồng và chăm sóc của người sản xuất còn thấp, sử dụng thuốc không đúng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên hiệu quả phòng trừ không cao.
Hiện nay thời tiết đã bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh trên cây cao su và hồ tiêu phát sinh gây hại.
Để các địa phương nắm bắt và chủ động chỉ đạo nông dân phòng trừ hiệu quả cao, Chi cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn biện pháp phòng trừ một số loại bệnh thường gặp trong mùa mưa trên cao su và hồ tiêu như sau:
Đối với cây cao su, bệnh rụng lá mùa mưa phải làm cỏ, vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ những cây ký chủ khác; trường hợp vườn cây rậm rạp, có thể tỉa bớt một số cành ngang; sử dụng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WP, Vixazol 275SC để phòng trừ.
Bệnh loét sọc mặt cạo cần vệ sinh vết bệnh, dùng dao sắc nhọn khoét phần vỏ bị thối, cạo nhẹ phần gỗ bị thâm, lau sạch mủ.
Thu dọn tiêu hủy sạch gỗ bị bệnh. Sử dụng một trong các loại thuốc Ridomil Gold 68WP, Mexyl MZ 72WP quét lên phần đã cạo
Bệnh nứt vỏ, xì mũ cần khơi thông hệ thống rãnh thoát nước.
Bón phân cân đối và đầy đủ. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để quét lên vết bệnh:
Pha 10ml Carbenzim 500 FL + 15ml Anvil 5 SC + 30ml chất bám dính với 1 lít nước; hoặc pha 20ml thuốc Vixazol 275SC + 30ml chất bám dính với 1 lít nước (Chú ý: Cạo sạch vết bệnh, sau đó dùng chổi quét hỗn hợp thuốc đã pha lên vết bệnh, quét rộng ra cả phần thân có nguy cơ bị bệnh).
Trên cây hồ tiêu, đối với tuyến trùng hại hồ tiêu phải vệ sinh vườn thông thoáng, khơi thông không để đọng nước khi mưa.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ, cần xử lý 2 - 3 lần/năm, mỗi lần cách nhau 1 tháng vào đầu, giữa và cuối mùa mưa:
Trộn 1kg thuốc Vifu super 5GR với 5 - 10kg đất bột hoặc đất cát, xới nhẹ đất và rắc đều xung quanh gốc rồi phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước ướt đẩm, 1kg thuốc xử lý cho khoảng 15 - 20 gốc tiêu. Hay có thể dùng 10ml Vimoca 20ND hoặc Mocap hoà với 4 - 5 lít nước tưới cho 01 gốc.
Để phòng tuyến trùng hiệu quả cần trộn với liều lượng như trên xử lý đất trong hố trước khi trồng tiêu.
Đối với bệnh chết nhanh phải cải tạo, khơi thông hệ thống thoát nước trong mùa mưa, chặt phát tán cây choái, vệ sinh vườn thông thoáng, diệt cỏ, thu dọn các cành lá, cây bị bệnh đem đốt tránh lây lan.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: dùng phân gà hoặc dùng các chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng như Vi-ĐK, Tri-B1... bón cho hồ tiêu; dùng 40 - 50ml Agrifos 400 + 30gr Ridomil god 68WP pha với 10 lít nước, tưới 4 - 5 lít nước thuốc cho 1 gốc, tưới ướt đẩm gốc và rễ tiêu; dùng 20 - 25ml Agrifos 400 + 15 - 20gr Ridomil god 68WP pha với bình 10 phun ướt đều tán lá, thân và trụ tiêu.
Cần kết hợp cùng lúc cả biện pháp phun cây và tưới gốc mới có hiệu quả cao.
Đối với bệnh chết chậm cần bón đủ lượng phân hữu cơ đã ủ hoai, kết hợp bón cân đối NPK để bộ rễ phát triển, cây sinh trưởng khỏe mạnh sẽ tăng sức chống bệnh.
Hy vọng rằng, với những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây cao su và hồ tiêu mà Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, bà con nông dân sẽ áp dụng có hiệu quả để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng của mình, đặc biệt trong mùa mưa này.
Related news
Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết
Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.
Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.
Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.
Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.