Không Tránh Được Bệnh Thành Tích

Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.
Trao đổi với NTNN, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho biết: “Qua tổng hợp và báo cáo cho thấy, phần lớn các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ NNPTNT tập trung chủ yếu ở các nội dung như những kết quả đạt được sau gần 3 năm triển khai chương trình, đặc biệt là các kiến nghị về việc cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước và giảm phần đóng góp cho người dân trong quá trình xây dựng NTM”.
Về các vấn đề trên, ông Lộc cho biết, quan điểm của Bộ NNPTNT là, trong tư tưởng xây dựng NTM, chủ yếu chúng ta vẫn phải dựa vào nội lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Hơn nữa, đây là chương trình dài hạn, nếu địa phương nào chưa có điều kiện, thì không nhất thiết phải làm ngay. “Trên thực tế, dù mức chi cho nông nghiệp - nông thôn của Nhà nước những năm qua không giảm, nhưng mức chi còn thấp, nên vẫn chưa đáp ứng được cho các địa phương”- ông Lộc cho biết thêm.
Theo ông Lộc, riêng nguồn vốn 1.700 tỷ đồng mà Quốc hội phân bổ hồi đầu năm vẫn được đưa về trực tiếp cho các địa phương. Ông Lộc cũng cho rằng, hầu hết các địa phương kêu thiếu vốn như hiện nay chủ yếu là do họ tự động làm trước một số công trình, rồi sau đó mới đi xin vốn bổ sung, nhưng không được, nên họ lại phản ánh. Thậm chí, có những mức hỗ trợ đầu tư mà Chính phủ chưa công bố, nhưng ở địa phương đã tự công bố, nên người dân mới thắc mắc”.
Trả lời NTNN về tình trạng hiện có nhiều địa phương đang xây dựng NTM theo kiểu chạy đua thành tích, ông Lộc thừa nhận: “Trước khi triển khai chương trình này, chúng tôi đã phải nhấn mạnh vào 3 vấn đề là: Phải tránh bệnh thành tích, thờ ơ và trông chờ ỷ lại. Song thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới. Tôi xin nhấn mạnh là, xây dựng NTM là cả một quá trình để phấn đấu với mục tiêu đến năm 2015, chúng ta chỉ có 20% số xã đạt NTM, còn đến năm 2020 là 50% số xã”.
Related news

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...