Phòng Trừ Bệnh Panama Cho Chuối
Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây.
Triệu chứng
Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.
Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.
Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.
Bệnh thường gây hại nặng trên chuối xiêm, chuối dong.
Biện pháp phòng trừ
- Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.
- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.
- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...
- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.
- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.
- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP...
- Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...
Related news
Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha
Cây chuối sinh trưởng hàng năm, sinh trưởng nhanh và sản lượng nhiều, đặc điểm khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều, nên phân bón rất dễ bị tan chảy. Vì vậy, bón phân cho cây chuối phải bón ít bón đều, phải theo nguyên tắc bón nhiều vào thời kỳ cần thiết.
Chuối là cây thân giả, do bẹ lá hợp thành (còn thân thật chính là "củ" chuối, lại có lá to, thuộc loai lớn nhất trong các loài thảo mộc nhiệt đới), nên diện "cản phong cản vũ" rất lớn, dễ bị xiêu đổ trong mùa mưa bão. Những cây đã bị quật ngã nếu dựng lại cũng bị suy giảm năng suất phẩm chất nông sản, rất dễ bị "thâm rễ thối mầm"...
Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali
Thử làm phép tính so sánh, một quày chuối Việt Nam hiếm khi nặng quá 30kg, trong khi chuối Nam Mỹ có mức tối thiểu là 35kg, tối đa được 50kg/quày, khi ăn có mùi thơm và dẻo hơn so với chuối Việt - đây cũng là lý do được thị trường thế giới ưa chuộng