Phong Nẫm (Bến Tre) Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp ở ấp Kinh Cũ, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm - Bến Tre) đang làm chủ một đàn dê trên 28 con, bày tỏ sự vui mừng: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, cha mẹ qua đời sớm.
Năm 1980, khi tôi lập gia đình, người anh trai cho vợ chồng tôi 1,8 công đất. Thấy nhiều người nuôi dê, chúng tôi muốn có cặp dê để nuôi nhưng không có tiền. Chúng tôi đành bán đôi bông cưới, mua được 1 con dê mẹ và 2 con dê con về nuôi thử, thấy có lãi cao. Vợ chồng tôi tích lũy vốn mua thêm mấy con nữa.
Mỗi năm, số lượng dê xuất chuồng tăng dần, vợ chồng tôi tích lũy mua thêm gần 1ha đất để canh tác. Hiện nay, chúng tôi xây được căn nhà khá khang trang và thu nhập khá ổn định, đủ sức lo cho 5 người con ăn học”. Ông Nghiệp cho biết thêm: Con dê rất dễ nuôi vì thức ăn dể tìm, chỉ cần cắt cỏ trong vườn, các loại dây leo ven sông hoặc lá ca cao khi tỉa tán.
Người nuôi cần theo dõi thường xuyên và cho uống men tiêu hóa khi con dê bị sình bụng do ăn trúng những con vật lạ trong thức ăn hoặc khô mũi, thì mua thuốc cảm cho nó uống. Bây giờ, với diện tích đất vườn và đàn dê, hàng năm gia đình tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Ông Huỳnh Bình Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm, cho biết: Hộ ông Nghiệp là hộ nông dân sản xuất giỏi của xã. Đây là gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng nhờ chăn nuôi dê, chí thú làm ăn nên đã vươn lên khá giả. Vợ chồng ông Nghiệp sống có tình làng nghĩa xóm, thường xuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng cách cho mượn con giống hoặc bán con giống trả chậm. Mô hình nuôi dê cũng là mô hình xóa đói giảm nghèo của xã.
Không chỉ riêng gia đình ông Nghiệp, nhiều gia đình trong xã Phong Nẫm thuộc diện xóa đói giảm nghèo, nhờ vào mô hình chăn nuôi dê thịt, dê sinh sản đã thoát nghèo và trở nên khá giả.
Related news

Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.

Ông Đoàn Kiệm nổi tiếng ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán - Đồng Nai) là nông dân có đôi tay “vàng”. Trên vùng đất khô hạn, nhiều loại cây trồng dễ tính còn khó phát triển, ông lại trồng thành công các loại cây đặc sản khó tính, như: cam, quýt, bưởi.

Tôi cũng đã nghĩ đến làm thêm một số việc khác nhưng phần thì không có vốn, phần không có kỹ thuật nên rất khó khăn. Vừa qua, được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mô hình làm nấm, mộc nhĩ, bước đầu tôi thấy khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Những ngày qua, giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng khá mạnh, mà nguyên nhân chính là nhiều thương nhân đang tăng cường thu mua để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Những người nông dân nuôi tôm ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn thường nói: Nuôi tôm là đánh một canh bạc không cân sức với sự may rủi, bởi nông dân nuôi tôm cũng như canh tác trên một xí nghiệp ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên.