Phòng chống tổn thất heo con thời kì theo mẹ

Nguyên nhân chết heo con thời kỳ theo mẹ nhiều nhất là bị mẹ đè. Sau đây là số liệu của một cuộc điều tra. Tỷ lệ heo chết do mẹ đè chiếm 55,3 % tổng số heo con chết trong vòng 3 ngày đầu, trong 10 ngày đầu chiếm 47,3 %, trong 20 ngày đầu chiếm 42,9 %, trong 30 ngày đầu chiếm 32 %, bình quân chiếm 44,4 %.
Tỷ lệ heo chết do mẹ đè theo ngày tuổi là: ngày 1 là 36 %, ngày 2 là 25 %, ngày 3 là 18 %, ngày 4 là 7 %. Tổng cộng trong vòng 4 ngày đầu chiếm tới 86 %.
Lượng sữa của nái giảm sút khiến thể trạng heo con không tốt dẫn tới tình trạng heo con bị nái đè gia tăng. Chính vì lý do này heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ để tăng khả năng vận động, đề kháng.
Vào những tháng nóng do năng lực cho sữa của nái thường bị giảm sút và heo con nằm gần mẹ nên dễ bị đè.
Vào những tháng mát mẻ heo được bú sữa đầy đủ, nằm trong lồng úm cách xa mẹ nên hạn chế được vấn đề nái đè.
Chính vì vậy vào những tháng nóng cần bổ sung chất béo trong khẩu phần cho nái và tạo không khí mát mẻ cho chuồng.
Cũng theo tài liệu nghiên cứu, người ta chia cơ thể nái thành 3 phần mông, eo, ngực thì phần mông đè chết heo con chiếm 70 %; eo 15,2 %; ngực 14,8 %.
Ngoài lý do mẹ đè, heo con còn chết do những lý do như hạ đường huyết, tiêu chảy. Heo con sơ sinh đẻ ra thông thường chỉ số đường huyết 100 mg/dl. Nếu liên tục 2 ngày dưới 10mg/dl thì heo sẽ yếu dễ dẫn tới chết. Chính vì vậy heo con mới sinh cần được sưởi trong lồng úm và trong vòng 12 tiếng phải được bú sữa đầu đầy đủ.
Để khắc phục tình trạng hạ đường huyết, 2 tuần trước khi nái đẻ, cần cho nái ăn mỗi ngày khoảng 300 g cám trộn chất béo để heo con sinh ra tăng lượng glucogen, đồng thời tăng lượng chất béo sữa.
Sữa đầu sau khi sinh 1 tiếng, nếu uống 40~60 g, thì lượng globubin miễn dịch sẽ được truyền qua heo con cao (trong vòng 6 tiếng đầu được hấp thụ cao nhất). Nếu heo bú sữa đầu trong vòng 12 tiếng sẽ tăng lượng kháng thể trong máu giúp đề kháng các loại dịch bệnh.
Đặc biệt, những heo con có trọng lượng nhỏ nếu không được bú sữa đầu đầy đủ thì tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt sẽ bị sụt giảm.
Nếu áp dụng cho bú phân chia, thì những con heo lớn khỏe mạnh ta để trong lồng úm, cho heo nhỏ và yếu bú trước.
Áp dụng biện pháp này một ngày 4 lần, cách hai tiếng lại cho bú, trong vòng 2 ngày giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ và tăng tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt.
Về nguyên nhân tiêu chảy, đa số là vi khuẩn gây viêm ruột kết. Các loại khuẩn này thường có trong phân dưới nền chuồng nên cần thiết phải duy trì nền chuồng sạch sẽ.
Khi heo con ngủ úp bụng xuống thường dẫn đến tỷ lệ tiêu chảy cao, nên ta cần quan tâm việc lắp đèn úm. Nếu tiêu chảy do thiếu sữa mẹ cần sử dụng các loại sữa bổ sung. Khi phát sinh tiêu chảy có thể sử dụng kháng sinh để điều trị.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Related news

Ông Đỗ Văn Chức, nông dân ấp Tân Vọng (xã Vọng Thê, Thoại Sơn - An Giang), cho biết: Với diện tích chuồng 500 m2, mỗi năm gia đình ông nuôi từ 13 – 20 con heo nái đẻ và từ 8 – 10 con heo nái hậu bị. Số lượng heo con đẻ ra khoảng 200 con/năm, gia đình ông giữ lại nuôi heo thịt.

Ông Hùng cho biết: Nhu cầu thịt chất lượng cao của xã hội ngày càng lớn. Chẳng thế mà nhiều người thường tìm món thịt thú rừng để tận hưởng. Heo lai heo rừng thả rông chất lượng thịt không thua kém thịt heo rừng là mấy. Tuy nhiên, kiếm đực giống không dễ. Sắp tới, trang trại sẽ thử nghiệm việc thả heo nái mẹ đến kỳ động đực vào rừng để phối giống với heo rừng, có người giám sát. Nếu cách này thành công sẽ nâng tổng đàn heo ở trang trại lên hàng trăm con.

Nhập lợn giống từ các cơ sở chăn nuôi an toàn. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.

Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma.

Để nuôi lợn thịt có hiệu quả cao cần các yếu tố sau : - Chọn giống tốt tỷ lệ nạc cao (từ 45% trở lên) - Thức ăn bổ sung chuồng trại hợp lý, tạo môi trường chăn nuôi thích hợp.