Nông Dân Trồng Thanh Long Đăng Ký Đổi Gần 30.000 Đèn Tròn Sợi Đốt Sang Đèn Compact Tiết Kiệm Điện
Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.
Theo khảo sát của Công ty Điện lực Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1 triệu đèn tròn sử dụng chiếu sáng cây thanh long kích thích ra hoa trái vụ với công suất đỉnh khoảng 43MW, tổng tiền điện phải trả gần 81 tỷ đồng. Từ tình hình thực tế về sử dụng đèn sợi đốt ở khu vực trồng thanh long kết hợp với tốc độ tăng trưởng diện tích trồng thanh long như hiện nay, việc đầu tư nguồn điện cho lĩnh vực này khó đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân.
Qua triển khai thực hiện chương trình, đã có 20 hộ trồng thanh long đăng ký với 13.100 đèn; 27 hộ đăng ký mua đèn không thuộc chương trình với số lượng mua mới đèn Compact là 16.616 đèn. Qua đó bước đầu Công ty Điện lực Tiền Giang, Tỉnh đoàn và Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ người trồng thanh long khoảng 35 triệu đồng, số còn lại sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất theo đăng ký của hộ nông dân.
Việc hỗ trợ nông dân khu vực trồng thanh long thay thế đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact xông thanh long, ngoài hiệu quả tiết kiệm điện sẽ giảm áp lực đầu tư nguồn điện và cung ứng điện trên địa bàn trồng thanh long, còn góp phần giảm chi phí cho người dân trồng thanh long. Ngoài ra chương trình này còn thúc đẩy việc sử dụng đèn Compact trong khu vực trồng thanh long; chuyển đổi cơ cấu chủng loại đèn từ sợi đốt sang sử dụng đèn tiết kiệm điện, giảm tỷ trọng và tiến tới xóa bỏ đèn sợi đốt sử dụng chong thanh long; phù hợp với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Related news
Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.
Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.
Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.
Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập.