Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Phòng chống bệnh hại hồ tiêu
Publish date: Monday. November 9th, 2015

Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, dịch hại trên hồ tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Theo thống kê, hiện nay diện tích hồ tiêu của 12 tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 89.640 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm 54%, Đông Nam bộ 41% và miền Trung 5%.

Đăk Lăk có khoảng 15.473 ha hồ tiêu, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là 915,4 ha, bệnh vàng lá chết nhanh 703,58 ha chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Cư Kuin, Buôn Đôn…

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê…

Nguyên nhân tình trạng hồ tiêu mắc bệnh chết nhanh, chết chậm, các đại biểu cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại từ tháng 6,7 đến tháng 8,9 thì phát sinh mạnh.

Bệnh bộc phát làm cây tiêu vàng rụng lá và chết hàng loạt trong thời gian ngắn vào thời điểm chuyển tiếp mùa mưa sang mùa khô…

Bệnh gây hại nặng trên vùng đất thoát nước kém, đất dí chặt, thiết kế bồn không thoát nước trong mùa mưa, các vườn tiêu chăm sóc kém không đảm bảo quy trình kỹ thuật, lạm dụng việc bón phân hóa học…

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp như vệ sinh vườn tiêu, hoàn thiện hệ thống thoát nước, chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học đầu mùa mưa nhằm phát triển vườn chưa bị bệnh, phục hồi vườn bị bệnh chết nhanh, chết chậm…

So với năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trong năm 2015 giảm 394 ha; diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nặng tăng 864 ha, song diện tích mất trắng giảm 482 ha.

Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh trong khu vực đã tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh hại hồ tiêu cho 1.294 nông dân và cán bộ dự án; tổ chức tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, hồ tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nông dân.

Do vậy các địa phương phải chỉ đạo tốt công tác phòng chống bệnh hại hồ tiêu.


Related news

Thị trường tôm ảm đạm Thị trường tôm ảm đạm

Theo dự đoán, giá tôm vào cuối quý 2, đầu quý 3 sẽ tăng, nhưng đến nay giá tôm vẫn ở mức thấp, khiến người nuôi lo lắng...

Wednesday. July 15th, 2015
Cao su Chư Sê phấn đấu đạt 240 tỷ đồng Cao su Chư Sê phấn đấu đạt 240 tỷ đồng

Hơn 30 năm qua, Cty TNHH MTV Cao su Chư Sê là đơn vị đi đầu trong SXKD có hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Wednesday. July 15th, 2015
Trúng giá hành lá Trúng giá hành lá

Nguyên nhân khiến giá hành lá thời gian gần đây tăng mạnh là do các tỉnh phía Nam đang bước vào mùa mưa, hành lấy lá gặp mưa thường khó trồng, dịch bệnh hoặc ít phát triển.

Wednesday. July 15th, 2015
Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém

Cả vụ vải năm nay, hơn 32 tấn vải đã được xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không, tuy nhiên vải thiều Việt Nam vẫn gặp khá nhiều khó khăn về giá cả cũng như chất lượng.

Wednesday. July 15th, 2015
3 thách thức của ngành điều 3 thách thức của ngành điều

Điều nhân Việt Nam ngon nhất thế giới vì công nghệ chế biến không nước nào có. Đó là sự khẳng định của cả các khách hàng nhập khẩu lẫn các đối thủ xuất khẩu điều tại các nước có truyền thống sản xuất điều. Cũng chính vì thế, nhiều khi, thông tin về việc bán công nghệ chế biến điều cho nước ngoài đã làm nóng dư luận.

Wednesday. July 15th, 2015