Các Phương Pháp Cơ Bản Phòng Bệnh Cho Bò
Thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng tiêu chuẩn và hợp lý vệ sinh,... là những cách phòng bệnh cho bò đơn giản mà hiệu quả.
Trong chăn nuôi bò, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cơ bản sau:
- Đánh số, kẹp số cho bò để theo dõi tình hình sinh trưởng của từng con.
- Đối với bê sơ sinh: Phải kiểm tra tình hình sức khoẻ, bệnh tật hàng ngày. Sát trùng rốn cho bê bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô.
Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ; cỏ non, cỏ khô và nước uống luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất.
Thường xuyên tắm chải cho bê: mùa hè 2 lần /ngày, mùa đông 1 lần/ngày.
Trước khi cai sữa cần tẩy giun, sán.
- Đối với bò sinh sản: Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bò. Khám thai định kỳ, kiểm tra bầu vú, cơ quan sinh dục để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
- Không chăn thả chung với các gia súc có thể truyền bệnh truyền nhiễm cho bò.
- Định kỳ 1 quý hoặc 1 năm kiểm tra huyết thanh học để kịp thời phát hiện và loại trừ những con mang mầm bệnh.
- Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng tinh trước khi thụ tinh nhân tạo.
- Đối với bò sữa:
+ Chọn những con có bầu và núm vú đẹp, cân đối.
+ Trước khi vắt sữa, vắt các tia sữa đầu tiên vào một cốc đáy màu đen để kiểm tra có gì bất thường không.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh vắt sữa.
+ Nếu trong đàn có con ốm hoặc mắc bệnh viêm vú phải vắt sữa sau cùng.
+ Hàng tháng kiểm tra bằng CMT với việc sử dụng dung dịch Teepol, Lauryl Sulfate Sodium hoặc Deterol và điều trị ngay các trường hợp viêm vú phi lâm sàng.
+ Sau khi bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (Cloxamam, Mastijet) trực tiếp vào tất cả các ống núm vú.
- Không chăn thả bò ở các bãi cỏ gần khu công nghiệp, ruộng vườn mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Kiểm tra thức ăn và nguồn nước uống thường xuyên.
- Cỏ và thức ăn xanh cần rửa sạch, phơi tái trước khi cho bò ăn.
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh quanh chuồng trại và bãi chăn thả, phát quang bụi rậm, xịt thuốc diệt côn trùng 1 lần/tháng.
- Diệt sán lá gan cho bò định kỳ vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm.
- Xây dựng các điểm uống nước cho bò trên các bãi chăn thả.
Related news
Bò đực 2 năm tuổi mới được đưa vào sử dụng, 1 con đực phụ trách phối từ 30 – 35 bò cái sinh sản. Thời gian sử dụng từ 8 – 10 năm, không dùng cho cày kéo nặng.
http://nguoichannuoi.vn/ky-thuat-cham-soc-nuoi-duong-be-thoi-ky-cai-sua-fm472.html
Trước khi bò đẻ có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích là để cho tuyến vú được nghỉ ngơi, hồi phục và khôi phục những mất cân bằng nhất định của hệ thống thần kinh thể dịch trong thời gian tiết sữa. Cạn sữa tạo điều kiện cho cơ thể tích lũy các chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa sau và đặc biệt là để hình thành sữa đầu được tốt. Mặt khác, cạn sữa còn nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai mà ở giai đoạn này tốc độ phát triển rất nhanh.
Trong chăn nuôi bò sữa, nguồn thu nhập chính là tiền bán sữa và tiền bán bê con. Người nuôi bò sữa muốn có lợi nhuận cao phải tăng tối đa nguồn thu, tức là tăng khả năng cung cấp sữa và bê con của bò cái. Bò chậm sinh – vô sinh sẽ không cung cấp sữa hoặc cung cấp sữa rất ít gây thiệt hại lớn đến thu nhập của người chăn nuôi. Do vậy bà con chăn nuôi cần có biện pháp khắc phục hiện tượng chậm sinh – vô sinh ở bò sữa.