Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Hàng Vịnh (Cà Mau)
Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Nguyễn Văn Ngọt ở ấp 3, xã Hàng Vịnh, được đánh giá là đạt hiệu quả. Đây là mô hình điểm để địa phương nhân rộng trong thời gian tới.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Ngọt được Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn chọn làm mô hình thử nghiệm đầu năm 2012, nhưng đến lúc chuẩn bị thu hoạch thì tôm của ông bị bệnh. Vụ này tuy thất bại nhưng cũng không thua lỗ chi phí đầu tư.
Quyết tâm bắt tay vào vụ hai và trên cơ sở rút kinh nghiệm của vụ đầu, với diện tích 5.000 m2, ông Ngọt thả 30.000 con giống, bình quân 6 con/m2, với số vốn đầu tư con giống, thức ăn khoảng 8 triệu đồng.
Sau khoảng 4 tháng rưỡi chăm sóc, tôm của ông đạt 15 - 16 con/kg, ông thu hoạch khoảng 3 con nước, được trên 20 triệu đồng. Ông cho biết, lượng tôm của ông còn khá nhiều và hiện đang tiếp tục thu hoạch.
Ông Võ Văn Hành, Chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, cho biết, đến nay trong xã có 30 hộ đăng ký thực hiện với diện tích 25 ha, tập trung ở ấp 3 và ấp 4, trong đó có 2 tổ hợp tác sản xuất. Hiện những hộ này đang phương tiện vào cải tạo chuẩn bị cho vụ mùa tới. Mô hình này được cán bộ chuyên môn trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật.
Related news
Đó là anh Đào Văn Bằng- một chủ trang trại ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua luôn thành công trong chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo hướng tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gần đây, anh đầu tư phát triển đàn lợn rừng vừa bán thịt, đồng thời nhân giống cũng mang nhiều kết quả khả quan.
Đến thôn 4 xã Hưng Bình – huyện Đắk Rlấp hỏi thăm nhà bác Phạm Đình Thuấn thì không ai là không biết bởi bác nổi tiếng là người cần cù chịu khó lại ham học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
Hết năm 2012, ngành cá tra Việt Nam đạt mục tiêu 10% sản lượng cá tra xuất khẩu nhận được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC).
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).