Thu trăm tỷ nhờ trồng cam

Cam Cao Phong có tiếng từ lâu, thậm chí thời Pháp người ta đã lập một đồn điền trồng cam khá lớn ở đây. Người Pháp rất tinh về thổ nhưỡng, khí hậu. Họ đã khám phá ra Mộc Châu thì không cớ gì Mai Châu, Cao Phong bị bỏ qua.
Hòa Bình là tỉnh đồi núi, nói chung đất đai không mấy màu mỡ. Riêng Cao Phong lại được tạo hóa ban cho thổ nhưỡng khác biệt, đó là vùng bazan phong hóa với tầng đất dày, trồng cây ăn trái hoặc cây lấy hạt không chê vào đâu được.
Thời bao cấp, chao đảo với cái ăn để lấp cho đầy bụng, đất Cao Phong bị người ta đem trồng sắn rất lãng phí, giá trị kinh tế đã thấp, đất lại thoái hóa nhanh chóng. Chỉ hơn chục năm lại đây, cây cam Cao Phong mới được khôi phục, nhưng không phải là loại quả ăn cho vui mà với tư cách một trái cây đặc sản nổi tiếng ở phía Bắc.
Phải thừa nhận sau cam Vinh thì cam Cao Phong không cần quảng cáo cũng nghiễm nhiên đứng thứ hai với vị ngọt sắc, thơm ngon đậm đà mà người ít tiền không dễ dám dốc hầu bao cả trăm ngàn đồng mua một cân cam về ăn tết.
Một loại quả ngon không thể thiếu 2 yếu tố là thổ nhưỡng và giống. Giống lâu nay bỏ bê, giờ đang khôi phục lại. Thổ nhưỡng thì Cao Phong đã sẵn, vấn đề là lâu nay đất đó trồng sắn, trồng na, trồng ngô... toàn những cây phá đất đã thoái hóa trầm trọng nên bồi bổ, cải tạo đất thông qua phân bón là việc làm cần thiết nhất lúc này.
Đi trong bạt ngàn vùng cam Cao Phong những ngày thu khi mà tết Nguyên đán chỉ vài bốn tháng nữa sẽ đến, nhìn những vườn cam trĩu quả mới thấy đất này không quá khó làm giàu. Thực tế đã có hộ thu từ 4- 5 tỷ nhờ cam, chứ không phải đi buôn thuốc phiện từ Sơn La về như có dạo vẫn rộ lên.
Vũ Văn Vuông, khu 7 thị trấn Cao Phong có 2ha cam, trước anh đi xây bỏ bê vườn cam nên thu được đâu hay đó. Sau anh ngẫm lại, đi xây cả ngày được hơn trăm ngàn không bõ bèn gì nếu so với chăm sóc tốt vườn cam. Bởi cây cam chưa bao giờ phụ công người.
Trồng cam như nuôi con mọn, lơ là cũng vẫn có thu nhưng bằng nửa nhà bên. Bởi cũng vườn cam ấy trồng thưa khác, trồng dày khác. Trồng thưa cây đẹp, nhưng đó là kiểu nhà giàu trồng xong chờ 3 năm cây bói mới có tiền. Trồng dày (20m2/cây), chăm tốt có cây 2 tạ quả thậm chí 3- 4 tạ, nhìn quả cứ trùm lên nhau tưởng như cây cam gãy đến nơi.
Tuy nhiên trồng dày cây cần nhiều phân bón, phải bón phân gì hợp với cây cam đây? Tìm đến đại lý của vợ chồng anh Bùi Văn Dũng cùng khu, anh Vuông đã phát hiện ra loại phân phù hợp với 2ha cam nhà mình.
Vợ anh Dũng cho biết, từ ngày chị mở đại lý bán phân 3 con gà của Cty CP XNK Vât tư nông nghiệp và nông sản, chị không chỉ cung ứng phân cho các hộ khác mà bón luôn cho vườn cam nhà mình. Hiệu quả thấy rõ bởi phân 3 con gà có nguồn gốc thực vật hữu cơ nên cây cam hấp thụ từ tốn, vừa tiết kiệm phân bón vừa khiến cây không “bội thực”.
Đặc điểm của cây cam cần rất nhiều phân. Bởi để nuôi một lượng quả khổng lồ- từ 3 đến 4 tạ quả/cây thì cần một nguồn dinh dưỡng tương ứng. Bón đạm quả nứt, ăn nhạt, vỏ xanh ẻo nhìn mã quả đã kém ai thèm mua.
Cam cao Phong đang có giá, gần tết ngót trăm ngàn mỗi ký cũng không có mua. Ngoài trồng cam Cao Phong, một số hộ trồng cả cam Valencia, cam Canh… Vợ anh Dũng thì hào hứng với kế hoạch mở rộng mạng lưới phân bón 3 con gà. Vì mới bán nhưng chị thừa nhận phân này quá phù hợp với cây cam.
Hôm rồi những hộ trồng cam xung quanh còn nhảy qua bờ rào vào vườn nhà chị cầm bao bì phân bón lên xem chị bón phân gì mà cam đẹp thế. Như vậy, 3 con gà đã gây chú ý.
Phân 3 con gà dần ngấm vào đất, vào cây, vào quả trong suốt chu kỳ cây cam phát triển. Hái quả xong, tháng 12 cây gần như kiệt sức khi nó đã hiến cho chủ vườn mấy tạ quả nên phải bón kịp thời để cây hồi phục, tháng 6- 7 năm sau bón nuôi quả, tháng 9- 10 bón dưỡng quả, và tháng 11 khi quả trên cây bắt đầu hung vàng tiếp tục bón thêm một lượt nữa để qủa đậm vị, đẹp da.
Vòng đời cây cam như một người mẹ mang thai, sinh nở, nuôi con khôn lớn. Cây cam lấy từ đất dưỡng chất của đất trời để cho ra những chùm quả ngọt. Nhưng đất cũng không thể tự bồi bổ, dầy thêm. Nó cần có phân bón trợ sức.
Anh Vuông, anh Dũng đều có kiến thức thâm canh cam. Dẫm trên đất vườn, các anh biết đất thiếu gì, thừa gì, cây cam no hay đói, từ đó bón phân, tưới nước cho hợp lý. Vì thế có vườn khai thác dăm năm đã tàn, nhưng có vườn 11, 12 tuổi cây cam vẫn xanh tốt, thậm chí nhiều vườn cam 17, 18 năm tuổi vẫn xuân sắc.
Tạo tán, tỉa cành cho cam cũng là một nghệ thuật. Trồng cam cứ vóng lên là hỏng, vì cây vóng quá cành la càng cộc bên dưới ít quả. Cam phải có tán dày, sum xuê, lá dày, xanh thẫm. Nói nhìn lá đóan cây là vậy.
Dân trồng cam lâu nay bón phân không thấy cây “bốc” là nóng ruột, nên thiên về bón đạm. Thậm chí bón lai rai, mỗi tháng bón 1 lần, trời mưa xong lại bón, vừa tốn phân, tốn tiền lại hại cây.
Nhờ tiếp xúc với phân 3 con gà, lại được Cty hướng dẫn cách sử dụng tỉ mỉ, anh Dũng, ang Vuông đã hiểu thêm về phân bón, về dinh dưỡng cây trồng. Mỗi anh giờ đây có 2ha cam, mỗi ha cam sung sức đang có giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng- một tài sản mà dân ở thành thị không dễ có. Có người nói, mỗi gốc cam đang treo 1 cọc tiền cũng không quá.
Vùng cam Cao Phong như cái máy in tiền. Khoảng 1.200 ha cam của cả dân và Cty cam Cao Phong đang hứa hẹn một vụ cam tết 2015 bội thu. Có hộ trồng tới 18ha cam, hộ ít cũng nửa ha. Tiền từ đó mà nhân ra.
Related news

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.