Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè

Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè
Publish date: Thursday. August 1st, 2013

Được sự hỗ trợ lãi suất vốn vay của Nhà nước, nhiều nông dân ở Quảng Nam đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng bè. Hướng nuôi này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.

Tại đoạn sông Tam Kỳ thuộc địa phận phường An Sơn (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam), các gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, Trần Minh Pho đang tất bật với các công đoạn chăm sóc cá điêu hồng nuôi trong lồng bè sắp đến kỳ thu hoạch. Sau 2 năm thả nuôi thành công, năm nay, 2 hộ dân này đã phối hợp với nhau nâng quy mô thả nuôi lên đến 13 lồng cá ghép bè.

Với mỗi lồng cá được thiết kế khoảng 25m2 mặt nước, gia đình ông Hùng và ông Pho thả nuôi 6.250 con cá điêu hồng. Đây là lần đầu tiên 2 gia đình này áp dụng mô hình chuẩn được hướng dẫn: 100x100x100 (nuôi 100 ngày cá có trọng lượng 100g với mật độ thả nuôi là 100 con/m3).

Ở vụ 1, sau hơn 3 tháng thả nuôi, 2 gia đình thu được trung bình 3 tấn/lồng; với giá bán 40 - 45 nghìn đồng/kg, thu được hơn 120 triệu đồng/lồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 400 triệu đồng/vụ nuôi. Ông Nguyễn Xuân Ngọc (phụ trách kỹ thuật nuôi của mô hình) cho biết, để đảm bảo cá điêu hồng phát triển tốt nhưng loại trừ chất cấm trifluralin khi thu hoạch, trong quá trình nuôi phải đảm bảo được 6 yếu tố.

Đó là sự thích hợp về mật độ nuôi, trọng lượng và chất lượng cá giống, thời gian nuôi và thu hoạch, chất lượng thức ăn, nhiệt độ và men vi sinh tốt. “Ngoài 6 yếu tố “tĩnh” vừa nêu, để cá phát triển tốt trong thời gian nuôi chỉ có 100 ngày, đòi hỏi phải đảm bảo được độ đạm tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cá.

Độ chiếu sáng cho cá cũng phải phù hợp với không gian hẹp do thả nuôi mật độ lớn. Cùng với đó là việc sử dụng men vi sinh Biotie sẽ giúp cá tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết” - ông Ngọc nói.

Tại hồ Khe Tân thuộc địa bàn 2 xã Đại Chánh và Đại Thạnh (Đại Lộc), nhiều người cũng thu nhập cao với các mô hình nuôi cá công nghiệp. Năm nay, gia đình ông Cao Xuân Thắng đầu tư 32 lồng cá điêu hồng (giá thành mỗi lồng cá là 15 triệu đồng). Cũng áp dụng mô hình chuẩn 100 x 100 x 100, trong 3 vụ nuôi ông thu được tổng cộng 1,5 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bà Nguyễn Thị Đồng, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật - thông tin (Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam) cho biết, vài năm qua, mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng bè phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh… “Nuôi cá trong lồng bè có quy mô lớn nhưng lại dễ kiểm soát hơn nuôi trong các ao đất.

Thực tế đã cho thấy các mô hình triển khai trên địa bàn tỉnh đã cho kết quả khả quan, tương ứng với mức đầu tư lớn của người nuôi. Đây là hướng mở cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh. Mô hình này cũng có thể triển khai cho các hộ nuôi nước lợ với điều kiện là phải thâm canh, nuôi công nghiệp” - bà Đồng nói.

Thời gian qua, để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất, ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND TP.Tam Kỳ hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay cho nông dân trong 36 tháng. Cơ chế hỗ trợ vốn vay này đã giúp nhiều nông hộ đầu tư, nâng cao năng suất. Từ đây, thâm canh nuôi cá trong lồng bè theo hướng công nghiệp cũng hình thành trên địa bàn thành phố.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho rằng, nhân rộng mô hình nuôi cá trong lồng bè cần phải đi đôi với cơ chế hỗ trợ vốn vay, như cách làm hiệu quả của TP.Tam Kỳ. Bà Tâm cho biết, để tạo thuận lợi cho nông dân, Quảng Nam cần ưu tiên đầu tư, quy hoạch chi tiết gắn với quản lý vùng nuôi, hướng đến phát triển nuôi cá trong lồng bè bền vững.


Related news

Giá Bồi Thường Cây Trồng Trên Địa Bàn Tỉnh Cần Sớm Xây Dựng, Ban Hành Mới Cho Phù Hợp Hơn Giá Bồi Thường Cây Trồng Trên Địa Bàn Tỉnh Cần Sớm Xây Dựng, Ban Hành Mới Cho Phù Hợp Hơn

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.

Wednesday. September 17th, 2014
Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

Wednesday. September 17th, 2014
Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Wednesday. September 17th, 2014
Trồng Ấu Mùa Nước Nổi Trồng Ấu Mùa Nước Nổi

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Wednesday. September 17th, 2014
Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

Wednesday. September 17th, 2014