Phát Triển Ngành Nuôi Tôm Nước Lợ Theo Hướng Bền Vững

Ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết vụ nuôi tôm 2013, triển khai kế hoạch nuôi năm 2014 của các tỉnh phía Bắc.
Tham dự hội nghị có đồng chí Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tổng cục Thủy sản, Cục thú y, các viên nghiên cứu nông nghiệp, các trường đại học, hiệp hội, chuyên gia nuôi, sản xuất tôm, đại diện sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc.
Tại Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, trong năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành nuôi tôm nói riêng đứng trước những khó khăn, bất lợi do thiên tai, bão lũ và các loại dịch bệnh. Mặc dù vậy, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tôm và sự lao động cần cù, chịu khó của bà con ngư dân nên kết quả vụ nuôi 2013 rất khả quan. Cả nước có 652.612 ha diện tích nuôi tôm, chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các tỉnh có sản lượng lớn gồm Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam và Phú Yên,…
Giá trị xuất khẩu tôm của cả nước đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã được kịp thời khống chế và kiểm soát, không để lây lan ra xung quanh. Bà con nhân dân yên tâm sản xuất và hầu hết đều có lãi cao.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, tìm biện pháp phát triển ngành nuôi tôm, quản lí dịch bệnh, tìm thị trường tiêu thụ ổn định,… Trong năm 2014, ngành thủy sản tiếp tục đặt mục tiêu duy trì ổn định diện tích và sản lượng tôm sú, tăng diện tích thẻ chân trắng lên 20 – 30%, tập trung phát triển hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở quy mô trang trại, quy mô nông hộ có điều kiện đảm bảo.
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn, có mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng cùng những điều kiện thuận lợi khác để phát triển ngành nuôi tôm. Trong những năm qua, tỉnh đã phát triển mạnh nghành nuôi tôm với các định hướng cơ bản là nuôi thâm canh, hiệu quả kinh tế gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.
Năm 2013, dù thiên tai, bão lũ liên tục nhưng các chỉ tiêu về nuôi tôm của tỉnh đều đạt khá cao. Tổng diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh đạt 2.190 ha, tổng sản lượng đạt 6500 tấn, năng suất bình quân đạt 4,24 tấn/ha. Đặc biệt năm nay, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán tôm thương phẩm khá cao nên người nuôi tôm có lãi hàng trăm triệu đồng/ha.
Trong những năm tới, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục phát triển ngành nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Related news

Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 22 tỉnh. Ngày 4/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có phiên họp thường kỳ. Theo đó, các đoàn công tác của Cục Thú y sẽ tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các địa phương sớm hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch. Từ đó, có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm sạch từ các cơ sở này.

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.