Doanh nghiệp vẫn ùn ùn nhập thịt gà Mỹ
Chiều 6/8, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, số liệu thống kê nửa đầu năm 2015 cho thấy, các DN tiếp tục nhập thịt gà với số lượng tăng đột biến. Cụ thể, các DN đã nhập gần 70 nghìn tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác) với trị giá 63,7 triệu USD. Đơn giá bình quân nhập khẩu trước thuế theo kê khai là 0,91 USD/kg (khoảng 19.600 đồng/kg). Trước đó, một số DN nhập khẩu nói rằng, họ không thể nhập khẩu với giá gốc dưới 20.000 đồng/kg.
Ngoài ra, số lượng DN tham gia nhập khẩu thịt gà cũng tăng thêm 2 đơn vị so với 80 DN trong cả năm 2014. Tương tự như năm 2014, trong nửa đầu năm 2015, thịt gà các loại nhập về nước chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc. Cụ thể, gà xuất xứ Mỹ chiếm tới hơn 60% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này, tiếp đến là Brazil 16% và Hàn Quốc hơn 10%... Tính ra, gà nhập từ Mỹ tăng so với năm 2014 (chưa đến 58% tổng trị giá nhập khẩu), trong khi đó, thịt gà xuất xứ từ Brazil và Hàn Quốc năm trước đều giảm nhẹ, lần lượt là 23% và 11%. Điều đáng chú ý là thịt gà xuất xứ Trung Quốc chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Liên quan đến câu chuyện thuế của mặt hàng này, theo tìm hiểu thịt gà thuộc nhóm thuế nhập khẩu ưu đãi, như cánh gà và đùi gà chỉ 20%, gà nguyên con 40%, thịt gà khác từ 20-40%. Ngoài ra, các loại thịt gà này không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng có thể là động lực kích thích DN tăng cường nhập khẩu.
Related news
Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.
Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.
Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...
Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;