Nhãn lồng miền Bắc sẽ có mặt tại thị trường Mỹ trong tháng 8

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết: Cục đã hoàn thành công đoạn kiểm tra, đánh giá và cấp 4 mã số cho các vùng trồng nhãn tại Hà Nội và Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến thu mua tại địa phương xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ.
Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa sẽ bước vào thu hoạch nhãn chính vụ tại các khu vực này và các doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua nhãn xuất khẩu tại các vùng trồng được cấp mã số.
Theo đánh giá của công ty thì mẫu mã và chất lượng của nhãn lồng Hưng Yên tốt hơn hẳn so với nhãn của các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, công ty đang phối hợp với Trung tâm Xuất nhập khẩu của Cục BVTV để trực tiếp xuống các địa phương này để ký kết thu mua nhãn xuất khẩu khi nhãn vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Trước đó, nhãn từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã được xuất đi Mỹ.
Số lượng nhãn xuất khẩu đi Mỹ duy trì khá ổn định, với sản lượng khoảng 50 đến 100 tấn/tháng vận chuyển bằng đường biển. Bắt đầu từ mùa nhãn năm nay, doanh nghiệp sẽ thu mua nhãn lồng từ các tỉnh phía Bắc để xuất khẩu thử nghiệm vào thị trường Mỹ.
Related news

Cuối vụ, giá dưa hấu ở các tỉnh miền Trung đồng loạt tăng đột biến lên 10.000 đồng mỗi kg, gấp hơn 10 lần so với mức thu mua ở một số nơi hồi tháng trước.

Những năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó phải nói đến những mô hình nuôi thỏ đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về diện tích đất bãi, những năm qua, phong trào chăn nuôi bò sữa đã và đang trở thành thế mạnh trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc). Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ. Chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến trong một vài năm trở lại đây.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua nhiều hộ dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

suất lúa được đánh giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nông dân Quảng Nam đang thu hoạch hơn 20% diện tích, với năng suất bình quân ước đạt từ 55 đến 65 tạ/ha, cao hơn vụ Đông Xuân 2012-2013. Có nơi năng suất đạt 70 đến 80 tạ/ha. Theo nhận xét của nhiều nông dân, đây là vụ Đông Xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.