Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát
Diện tích hồ nuôi tôm được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại…
Giai đoạn 2011 – 2015, hệ thống chính sách hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản của tỉnh thực sự có vai trò đòn bẩy, kích hoạt nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng khác sang nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghề nuôi tôm chuyển dịch mạnh từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp, công nghệ cao, an toàn sinh học.
Đến nay, các địa phương có truyền thống nuôi Tôm như: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà… đang chuyển mạnh các diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh theo hướng thâm canh, áp dụng nuôi tôm trên ao đất lót bạt, ao cát lót bạt và vỗ bờ xi măng.
…nghề nuôi tôm đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi thành công trên 100ha từ đất cát hoang hoá hoặc trồng cây hiệu quả thấp sang nuôi tôm trên cát cho năng suất và hiệu quả vượt trội, đồng thời phát triển mới hàng chục mô hình nuôi tôm trên cát cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/ha/năm.
Riêng năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh toàn tỉnh ước đạt 600 ha, tăng 4 lần so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát đạt trên 160 ha.
Related news
Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.
Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.
Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...
Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.
Vụ mía 2012 - 2013, nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp không ít khó khăn do giá bán thấp. Trong khi, chi phí đầu tư tăng cao nên nông dân ít lợi nhuận. Tuy nhiên, có không ít hộ đã biết cách để nâng cao chất lượng mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.