Phát triển mạnh mô hình nuôi ốc cháy

Sau khi đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng để kết một bè nuôi ốc cháy có diện tích từ 60 đến 80m2, hộ nuôi sử dụng những chất liệu có độ nhám cao, như lốp xe cũ, lưới mùng, mảnh tôn treo móc vào bè nuôi. Khi có nguồn nước lợ hợp lý, ốc cháy ngoài tự nhiên sẽ đeo bám vào đó sinh trưởng.
Do chi phí vật tư thấp, nguồn con giống cũng như thức ăn cho vật nuôi không cần đầu tư, nên hiện nay đã có hơn 12 hộ gia đình ở các xã An Cư, An Hiệp (huyện Tuy An) kết bè để nuôi ốc cháy trong đầm Ô Loan.
Ốc cháy là đối tượng thủy sản chỉ ăn các loại phù du, vi sinh vật bẩn, nên góp phần làm sạch môi trường nguồn nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng của ốc cháy khá nhanh, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi đeo bám vào bè là cho thu hoạch. Hiện ốc cháy tiêu thụ khá mạnh, được các thương lái về đây mua gom sau đó bán lại để làm thức ăn cho tôm hùm nuôi.
Mỗi kg ốc cháy bán tại chỗ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng, tùy theo kích cỡ của ốc cháy. Mỗi bè nuôi có diện tích 60m2 có thể cho thu nhập mỗi hộ nuôi hơn 12 triệu đồng/vụ. Đây là nguồn thu nhập đáng kể so với đầu tư thả nuôi các đối tượng thủy sản khác trên đầm Ô Loan vào thời điểm này.
Related news

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.